Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhà khoa học Mỹ tử nạn vì bay trên tên lửa tự chế nhằm chứng minh trái đất phẳng

(DS&PL) -

Một người đàn ông ở California nói rằng muốn bay ra ngoài vũ trụ để xem thế giới có tròn hay không, nên đã sử dụng tên lửa tự chế và mất mạng.

Một người đàn ông ở California nói rằng muốn bay ra ngoài vũ trụ để xem thế giới có tròn hay không, nên đã sử dụng tên lửa tự chế và mất mạng.

Mike Hughes bên mẫu tên lửa tự chế. Ảnh: New York Times.

NPR đưa tin, ông Mike Hughes (64 tuổi), người được mệnh danh là “nhà khoa học điên” đã tử nạn tại Barstow, California (Mỹ) vì tai nạn tên lửa.

Trong nhiều năm qua, ông Hughes đã cố gắng chứng minh trái đất là một mặt phẳng chứ không phải hình cầu.

Tên lửa do ông Hughes chế tạo hoạt động bằng động cơ hơi nước. Theo Chapman, mục tiêu của ông Hughes là bay lên độ cao 1.524 m. 

Tuy nhiên tới lần thử nghiệm thứ 3 vào ngày 22/2, tên lửa của ông Hughes đã va vào chiếc thang gắn vào dốc trên bệ phóng, khiến dù bị rách. Tên lửa hướng lên trên và chao đảo chừng 10 giây, sau đó cắm thẳng xuống đất trong tiếng la hét hoảng loạn của những người chứng kiến.

Đồn cảnh sát quận San Bernardino cho biết, họ nhận được cuộc gọi vào lúc 1h52 chiều hôm 22/2 theo giờ địa phương thông báo một người đàn ông tử vong sau khi tên lửa đâm xuống sa mạc.

Trên Twitter, kênh Science Channel cho biết họ đã ghi lại toàn bộ hành trình nỗ lực của Hughes, đồng thời gửi lời chia buồn cũng như cầu nguyện đến gia đình và bạn bè của ông trong thời gian khó khăn này. 

“Ông ấy luôn khao khát được thực hiện thí nghiệm này”, đại diện Science Channel chia sẻ.

Trước đó, vào tháng 3/2018, ông Hughes đã tự phóng mình lên độ cao khoảng 572 m trên sa mạc Mojave và bị thương ở lưng.

“Tôi không muốn phụ thuộc vào ý kiến của ai cả”, ông Hughes từng chia sẻ, “Tôi khát khao được biết Trái Đất tròn hay phẳng”. Ông Hughes đồng thời muốn thuyết phục mọi người, giúp họ tin rằng mình có năng lực làm nên những chuyện phi thường.

Mộc Miên (Theo NPR)

Tin nổi bật