Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhà hàng nằm trong chung cư nơm nớp nguy cơ cháy nổ

(DS&PL) -

(ĐSPL) Nhà hàng, quán ăn... nằm ngay trong các toà nhà chung cư với hệ thống gas lộ thiên, các điều kiện đảm bảo an toàn cháy nổ chưa đảm bảo, khiến người dân lo lắng về

(ĐS&PL) Nhà hàng, quán ăn... nằm ngay trong các toà nhà chung cư với hệ thống gas lộ thiên, các điều kiện đảm bảo an toàn cháy nổ chưa đảm bảo, khiến người dân nơm nớp lo lắng về nguy cơ cháy nổ bất cứ lúc nào.

Dân chung cư tháo chạy trong đêm

Một vụ hỏa hoạn xảy ra vào lúc 0h30 ngày 30/11 tại chung cư 35 Lý Tự Trọng (phường Bến Nghé, quận 1, TP. HCM) khiến cư dân sống ở đây được phen hoảng loạn. Thông tin ban đầu, vào thời gian trên, người dân sống ở chung cư 4 tầng này đang ngủ, bỗng nghe tiếng nổ lớn rồi tiếng hô "cháy, cháy"! Cư dân sinh sống tại toà nhà nhanh chóng thoát ra được khi ngọn lửa tại tầng trệt chung cư vẫn đang bùng cháy kèm theo mùi khí gas nồng nặc. Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy quận 1 huy động nhiều xe cứu hỏa cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường. Ngọn lửa được dập tắt ngay sau đó.

Người dân chung cư tháo chạy trong đêm vì nổ gas nhà hàng

Theo ghi nhận tại hiện trường, ngọn lửa xuất phát từ khu nhà bếp của nhà hàng và cà phê Indaba nằm ở tầng trệt của chung cư. Thời điểm này, trong nhà hàng không có khách, chỉ có hai người đang nấu ăn thì bất ngờ bình gas bị xì và phát nổ. Rất may, sự cố không gây thương vong. Nhà hàng Indaba vừa khai trương mới hơn 1 tuần thì xảy ra sự việc. Đến hơn 2h sáng cùng ngày, nhiều người vẫn đứng dưới đường chưa dám lên nhà mình.
Cách đây không lâu, cư dân của khu chung cư Golden Westlake (151 Thụy Khuê, Hà Nội) cũng từng hoảng loạn khi xảy ra vụ cháy tại nhà hàng ở sảnh đầu hồi phía Tây của chung cư. Khói lan từ tầng 1 đến tầng 22.
Thực tế, việc các nhà hàng, quán ăn nằm ở tầng trệt ở các chung cư là chuyện phổ biến hiện nay. Theo khảo sát của PV tại các khu chung cư thuộc khu vực Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội), Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội), Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội), Xa La (Hà Đông, Hà Nội), hầu hết tầng 1 các tòa nhà chung cư đều được sử dụng làm quán cà phê, quán đồ ăn lẩu, nướng…
Chị Trần Thị Hường, đang sinh sống tại chung cư Trung Hoà - Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) cho hay: "Tầng trệt của các chung cư cao tầng được ban quản lý toà nhà cho thuê làm nhà hàng hiện nay là khá phổ biến. Tuy nhiên, bất lợi của hoạt động kinh doanh này chỉ có chính cư dân sống ở đó mới hiểu. Việc đặt hệ thống gas lộ thiên không đảm bảo an toàn, tiếng ồn từ quạt gió lớn... là những nguy cơ hiện hữu với cư dân sống ở đây".
Được biết, Nghị định 121 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở được Thủ tướng ký ban hành có hiệu lực vào ngày 30/11. Trong đó, nội dung xử phạt 50-60 triệu đồng đối với chung cư sử dụng làm nhà hàng, quán bar, sửa chữa xe máy…Theo đánh giá, việc xử phạt nặng các hoạt động này sẽ siết chặt quản lý trong thời gian tới. Tuy nhiên, không vì thế mà người dân sống ở các toà nhà chung cư vơi đi nỗi lo về cháy nổ.

Cần có quy chuẩn cụ thể

Đại tá, PGS.TS Ngô Văn Xiêm, nguyên Phó hiệu trưởng đại học Phòng cháy Chữa cháy cho rằng: "Việc cho các nhà hàng kinh doanh ở tầng trệt các chung cư là một trong những thiếu sót của quy định an toàn phòng chống cháy nổ hiện nay. Theo quy định hiện nay, ở các tầng dưới toà nhà chung cư không được bố trí cơ sở dễ xảy ra cháy nổ, đó là quy định chung. Tuy nhiên, các đơn vị quản lý ở các toà nhà vẫn sử dụng tầng trệt để kinh doanh các dịch vụ như nhà hàng, quán ăn… gây nguy hiểm rất lớn. Các đơn vị chuyên môn quy định như vậy nhưng phải có quy chuẩn cụ thể, chi tiết thì người dân mới chấp hành, còn quy định chung chung như hiện nay thì việc thực thi không dễ".

Trao đổi với PV Người Đưa Tin, TS.Phạm Sỹ Liêm, Phó Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, các nhà hàng tồn tại ở tầng 1 của các chung cư là chuyện bình thường. "Tất nhiên là nó phải đảm bảo các quy định an toàn. Việc cháy nổ gas muốn hạn chế được nguy cơ cháy nổ thì người sử dụng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát. Còn muốn thiết kế riêng để triệt để nguy cơ này thì cực kỳ tốn kém", TS. Liêm nhấn mạnh.
Theo Đại tá, PGS.TS Ngô Văn Xiêm, nếu các cơ sở kinh doanh này ở các tầng trệt thì việc ứng cứu, dập lửa không quá khó khăn. Tuy nhiên khi các cơ sở này xảy ra cháy mà không có ngăn cách với tầng trên sẽ gây ra nguy hiểm cho cư dân. Khói theo đường cầu thang lên các tầng trên chặn ở lối thoát hiểm. Thực tế, chủ yếu tử vong trong các vụ cháy nổ là do khói.
"Chúng ta không thể cấm hoàn toàn việc kinh doanh nhà hàng, các dịch vụ khác ở chung cư trong điều kiện hiện nay. Các nhà hàng hoạt động ở tầng dưới các chung cư phải có biện pháp chặn không cho khói đi vào cầu thang thoát nạn, không cho lửa cháy lan tầng trên. Các loại hình này có thể tồn tại nhưng phải có các giải pháp kỹ thuật, điều kiện an toàn phải đảm bảo", Đại tá, PGS.TS Ngô Văn Xiêm cho biết.
Cũng theo TS. Liêm: "Việc kinh doanh nhà hàng tại khu chung cư cũng là để phục vụ nhu cầu dân sinh của các hộ dân tại toà nhà đó. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người dân thì cần có quy chuẩn về  phòng chống cháy nổ chung cho khu chung cư cũng như quy định riêng buộc các đơn vị kinh doanh phải tuân thủ. Thực tế, nếu các điều kiện cháy nổ không đảm bảo sẽ gây thiệt hại lớn cả người lẫn tính mạng của khu chung cư".
Một chuyên gia xây dựng cho rằng, câu chuyện cháy nhà hàng nằm trong khu chung cư tại TP.HCM và Hà Nội là hồi chuông cảnh tỉnh về phòng cháy chữa cháy. Rủi ro cháy nổ với các tòa nhà cao tầng thuộc diện bắt buộc mua bảo hiểm và đã được luật pháp quy định, song các chủ đầu tư không mấy khi quan tâm tới việc này. Thực tế, có rất nhiều chung cư chưa mua bảo hiểm. Đó cũng là mối lo "nước xa không cứu được lửa gần".

Nạn nhân bỏng gas gia tăng

TS. Đỗ Lương Tuấn - Chủ nhiệm khoa Bỏng người lớn (Viện Bỏng Quốc gia) cho hay: "Một ca bỏng gas thường phải điều trị dài ngày với chi phí điều trị lên tới hàng chục triệu đồng. Đó chỉ là chi phí để cứu sống bệnh nhân. Sau đó, bệnh nhân còn phải trải qua nhiều lần nhập viện, mỗi lần nhập viện phải làm nhiều đợt phẫu thuật khác nữa để phục hồi chức năng, cải tạo lại những vùng da, cơ bị co kéo sau bỏng. Có người sau khi được cứu sống phải phẫu thuật thêm 20 lần nữa. Tốn kém hàng trăm triệu đồng. Số nạn nhân không hề giảm, thậm chí gia tăng".

Hoàng Mai

Tin nổi bật