(ĐSPL) - Hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đang tiến những bước dài trên con đường phát triển, đặc biệt là trong một vài năm gần đây khi xu hướng hội nhập gia tăng mạnh mẽ.
Trong quá trình toàn cầu hóa , ngày càng nhiều nhà đầu tư trong nước quan tâm tới diện đầu tư nước ngoài, với mục đích là tăng lợi nhuận cho công ty hoặc tìm kiếm cơ hội định cư tại các nước phát triển.
Nhận định về thị trường đầu tư nước ngoài, Bà Phan Bình Nghĩa - Giám đốc tư vấn Công ty Cổ phần Pacom Việt Nam chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn di trú và định cư cho biết: "Hiện nay, việc đầu tư ra nước ngoài ở các nước phát triển có rất nhiều diện và các nước như Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Anh, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ba Nha... đều có chính sách thu hút đầu tư. Cụ thể, khi các nhà đầu tư có vốn; có kinh nghiệm sang đầu tư, họ sẽ cấp cho nhà đầu tư chế độ thường trú để nhà đầu tư ở lại đó hoạt động kinh doanh và sinh sống".
Bà Phan Bình Nghĩa - Giám đốc tư vấn Công ty Cổ phần Pacom Việt Nam. Ảnh: Trung Khánh |
Bà Phan Bình Nghĩa: "Ở phương diện đầu tư, chúng tôi đánh giá cao nhất những chương trình của Ireland. Bởi, tổng quan chương trình đầu tư của Ireland rất chắc chắn, nhà đầu tư có tài sản từ 2 triệu euro trở lên cộng với sẵn sàng đầu tư khoảng 500.000 euro có thể đầu tư vào các dự án được chính phủ Ireland phê duyệt."
PV: Trong số các nước phát triển trên, theo quan điểm của Bà đâu là "đất lành" nhất cho các nhà đầu tư Việt Nam?
Nói thêm về ưu điểm chương trình đầu tư của Ireland, bà Nghĩa cho biết: "Thông thường với diện đầu tư tại các nước khác, nhà đầu tư phải chuyển tiền sang sau đó mới có được thường trú nhân. Còn với Ireland, khi nhà đầu tư nộp hồ sơ lên Chính phủ Ireland và được duyệt thường trú nhân, sau đó mới phải chuyển tiền đầu tư dự án".
Đối với diện kinh doanh, "hiện nay có rất nhiều nước hỗ trợ phù hợp cho nhà đầu tư Việt Nam như Úc, New Zealand, Anh và Canada. Yêu cầu quản lý diện kinh doanh là nhà đầu tư phải có kinh nghiệm quản lý kinh doanh tối thiểu ở Việt Nam từ 3 năm trở lên và đáp ứng việc chứng minh về nguồn tài sản theo yêu cầu từ 500.000 (tùy đồng tiền của từng nước) trở lên và sẵn sàng đầu tư tối thiểu là 5 tỷ đồng Việt Nam".
Chính sách "lạc nghiệp"
PV: Thưa Bà, bên cạnh chính sách đầu tư, các nước trên còn có chính sách "lạc nghiệp" cho các nhà đầu tư nước ngoài "an cư" như thế nào ạ?
Bà Phan Bình Nghĩa: Để thu hút đầu tư, các nước trên có chính sách lạc nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài, cụ thể các nhà đầu tư sẽ có thân phận thường trú nhân – được phép thường trú lâu dài tại quốc gia sở tại, có mọi quyền lợi như công dân trừ quyền bầu cử và tham gia một số Đảng phái chính trị hoặc cơ quan lập pháp”.
PV: Bà có thế cho biết những nhân thân như vợ/chồng, con cái của nhà đầu tư Việt Nam sang nước ngoài có được hưởng các chế độ như người bản địa và cơ hội trở thành công dân nước đó không?
Bà Phan Bình Nghĩa: “Đối với nhà đầu tư thì vợ/chồng, con cái là những người phụ thuộc đương nhiên và khi nhà đầu tư có thường trú nhân thì vợ/chồng, con họ cũng đạt luôn thường trú nhân và hưởng mọi quyền lợi như người bản địa.”
PV: Về thủ tục hành chính, chuyển tiền ra nước ngoài đầu tư ở Việt Nam hiện nay có gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư không, thưa Bà?
Bà Phan Bình Nghĩa: “Hiện nay, quy định về quản lý ngoại hối tại Việt Nam khá chặt chẽ, bất kỳ ai muốn chuyển ngoại tệ ra nước ngoài phải chứng minh mục đích chuyển tiền và cung cấp các hồ sơ hợp lệ. Đối với các nhà đầu tư, dù là Tổ chức hay Cá nhân đều phải xin cấp phép Đầu tư ra nước ngoài và được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận. Tuy nhiên, thủ tục hiện nay rất thông thoáng và hỗ trợ các nhà đầu tư Việt Nam. Thông thường thời gian xử lý hồ sơ khoảng 30 ngà làm việc”.
PV: Đa phần các nhà kinh doanh đều rất bận rộn, hạn hẹp thời gian để đi lại và hoàn tất thủ tục hồ sơ. Vậy, với vai trò là công ty chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn du học và định cư, Pacom Việt Nam có thể hỗ trợ nhà đầu tư Việt Nam hoàn thành những khâu này như thế nào?
Bà Phan Bình Nghĩa: “Pacom luôn sẵn sàng hỗ trợ nhà đầu tư từ việc chuẩn bị, hoàn thiện hồ sơ đến khâu nộp lên Bộ Kế hoạch đầu tư. Đây là dịch vụ Pacom hỗ trợ nhà đầu tư nên trong trường hợp dự án không được Bộ Kế hoạch đầu tư chấp thuận thì Pacom sẽ hoàn trả toàn bộ số tiềnđã nhận của khách hàng (trừ đi phần lệ phí nộp trước nhà nước)”.
PV: Phía công ty có đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ nhà đầu tư Việt Nam tại nước ngoài không ạ?
Bà Phan Bình Nghĩa: Đội ngũ tư vấn của Pacom đều là những tư vấn viên hoặc tư vấn cao cấp, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đội ngũ tư vấn viên tại Việt Nam sẽ hỗ trợ nhà đầu tư bước đầu về mặt thông tin, lựa chọn kênh đầu tư phù hợp với nhu cầu và điều kiện của nhà đầu tư. Sau đó, các luật sư tư vấn ở nước ngoài sẽ nhận hồ sơ và đánh giá chi tiết. Hiện nay, Pacom là đại diện của các luật sư di trú ở nước ngoài.”
“Riêng đối với diện đầu tư, Pacom có đội ngũ tư vấn là các Luật sư di trú chuyên về mảng đầu tư. Những luật sư đó đều có kinh nghiệm làm việc lâu dài, có đăng ký hành nghề ở các nước mà nhà đầu tư hướng tới.”
PV: Bà đánh giá như thế nào về hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam trong thời gian qua và xu hướng trong tương lai?
Bà Phan Bình Nghĩa: “Với kinh nghiệm tư vấn của Pacom trong thời gian qua, chúng tôi thấy rằng ngày càng có nhiều nhà đầu tư Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Điều này dễ hiểu, bởi lẽ nếu nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp tại nước thì sẽ là một mũi tên bắn trúng hai đích là có luôn thường trú tại nước ngoài và tìm kiếm cơ hội kinh doanh ở nước ngoài. Xu hướng sẽ ngày càng phổ biến và phát triển không chỉ bởi những nguyên nhân trên mà còn do biên giới hiện nay là biên giới mềm, việc đi lại giữa Việt Nam và các quốc gia khác đều rất dễ dàng”.
PV: Trân trọng cảm ơn Bà về cuộc phỏng vấn!
Điều 4. Vốn đầu tư ra nước ngoài (Nghị định 83/2015/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài) Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau: 1. Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. 2. Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam. 3. Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm. 4. Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu. 5. Các tài sản hợp pháp khác. Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo. |
Trung Khánh (ghi)