Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nhà đầu tư “bẻ lái”, bất động sản vùng ven “nổi sóng”

(DS&PL) -

Những làn sóng phát triển mới của thị trường bất động sản ven đô là tín hiệu khả quan cho thấy, năm 2021 sẽ chứng kiến sự đột phá tích cực của thị trường đầy tiềm năng...

Những làn sóng phát triển mới của thị trường bất động sản ven đô là tín hiệu khả quan cho thấy, năm 2021 sẽ chứng kiến sự đột phá tích cực của thị trường đầy tiềm năng này.

Sự trỗi dậy của những thị trường mới

Trong làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng trên toàn cầu, thì ngay tại Việt Nam, một làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư cũng đang xuôi chiều, lan tỏa dần ra các khu vực tỉnh thành ven trung tâm, khi mà quỹ đất sạch tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM ngày một khan hiếm.

Có lẽ, đại dịch Covid-19 chỉ là một phần nguyên nhân “bẻ lái” của nhà đầu tư, bởi, ngay từ giai đoạn 2017 - 2018, nhiều chuyên gia đã dự báo về xu hướng đầu tư ly tâm trong bối cảnh thị trường truyền thống ngày càng trở nên chật hẹp.

Thực tế, để doanh nghiệp bất động sản tạo lập được dự án tại khu vực trung tâm thường mất từ 3 - 5 năm mới có được đất sạch, đầy đủ pháp lý và đưa ra thị trường. Trong khi đó, dự án ở khu vực tỉnh lân cận dù quãng đường di chuyển xa nhưng với điều kiện kết nối giao thông ngày một thuận tiện, tốc độ để ra mắt sản phẩm nhanh hơn, nguồn cầu mới đến từ khu vực vùng ven trung tâm… đã trở thành những lực hút ly tâm, đẩy dòng vốn đầu tư dịch chuyển.

Yếu tố tích cực được chỉ ra là thị trường các tỉnh vùng ven giúp doanh nghiệp đa dạng được rổ hàng, có thêm sản phẩm mới, tiếp cận được nhóm khách hàng mới và đặc biệt là đứng trước cơ hội mở rộng thị phần, tăng nhận diện thương hiệu. Ngoài ra, giá các sản phẩm ở tỉnh thường thấp hơn khu vực trung tâm, là lợi thế để chủ đầu tư cấu trúc từ sản phẩm đắt đỏ sang vừa túi tiền, và cũng là phù hợp trong bối cảnh khó khăn chung hiện tại.

Sự phát triển các khu đô thị đồng bộ tại khu vực vùng ven, các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng ở các tỉnh có lợi thế đường bờ biển dài đang có sức hấp dẫn lớn với nhà đầu tư 

“Thị trường bất động sản và đặc biệt là khu vực tỉnh còn rất nhiều tiềm năng và cơ hội. Tôi cho rằng, thị trường bất động sản năm 2021 sẽ có những dự án được đầu tư có quy mô, hạ tầng tốt, khai thác một cách đồng bộ, xây dựng theo hướng xanh - thông minh”, ông Nguyễn Chí Thanh, Phó Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam nhận định.

Bắt nhịp sóng mới

Sau “cú đấm bồi” Covid-19 lần 2, sự phục hồi của thị trường bất động sản buộc phải nhanh và gấp rút hơn bao giờ hết để có thể trở về trạng thái bình thường. Bằng những số liệu ghi nhận từ các đơn vị nghiên cứu thị trường có thể thấy, các vùng đất mới nổi đang trở thành cứu cánh của thị trường bất động sản.

Bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE cho rằng, sự trỗi dậy mạnh mẽ của các thị trường mới là điều tất yếu. Trong tương lai gần, những thị trường này sẽ hút mạnh nguồn vốn của các nhà phát triển dự án và các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Cơ sở cho nhận định trên là do các tỉnh trên đều sở hữu đường bờ biển dài và cảnh quan thiên nhiên đẹp trong khi số lượng phòng lưu trú lại rất ít ỏi.

Quy Nhơn (Bình Định) là một trường hợp điển hình và theo nhận định của các chuyên gia thì đây là đô thị biển tiếp theo tại Việt Nam chứng kiến sự tăng trưởng nóng của thị trường bất động sản

Theo giới phân tích, bên cạnh việc đầu tư các dự án khu công nghiệp, nhà ở, các doanh nghiệp bất động sản đặc biệt chú trọng rót vốn qua kênh đầu tư nghỉ dưỡng biển bởi hai yếu tố: Thứ nhất, bất động sản nghỉ dưỡng tại vùng biển vẫn được dự báo còn nhiều tiềm năng về nguồn cung, đặc biệt quỹ đất ven biển tại các vùng biển mới vẫn còn dư địa lớn. Thứ hai, đầu tư sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng biển có mức sinh lời từ 8 - 10% cao hơn so với mức 4 - 5%/năm từ đầu tư căn hộ nhà ở.

Thực tế cho thấy, khoảng 10 năm trước đây, tại những cung đường ven biển mà cụ thể là các cung đường tại các thành phố du lịch của miền Trung như Nha Trang, Đà Nẵng, Quy Nhơn…, giá đất còn khá thấp, như đường Võ Nguyên Giáp của Đà Nẵng, hay đường Xuân Diệu của Quy Nhơn giá đất chỉ nằm quanh mức vài chục triệu đồng/m2, thậm chí thấp hơn. Nhưng những cung đường này ngày càng khan hiếm và trở thành tài sản trị giá triệu đô, thậm chí tỷ đô khi được phát hiện, tôn tạo và khai thác đúng cách... 

Nhận định về thị trường bất động sản Quy Nhơn (Bình Định), ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, chính chủ trương tạo điều kiện môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, chính sách cởi mở giúp các đại gia địa ốc “đổ bộ” vào thị trường này như FLC, Sun Group, TMS Group với các dự án nổi bật như dự án FLC Lux City Quy Nhơn, TMS Luxury Hotel & Residences của TMS Group, dự án Khu phức hợp Sun Group Quy Nhơn …

Xét về dài hạn, với lực đẩy mạnh mẽ về du lịch mà Quy Nhơn đang sở hữu, kết hợp với hàng loạt dự án đô thị, khách sạn cao cấp đang được triển khai, khoảng 5 năm nữa, một số khu vực tiềm năng tại Quy Nhơn có thể sẽ phát triển tương đương Đà Nẵng - Nha Trang, và sẽ sớm trở thành “miền đất hứa” cho các nhà đầu tư.

Được sự bảo trợ của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, ngày 26/9/2020, tại Quy Nhơn, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo: Bất động sản 2021 và sự trỗi dậy của những thị trường mới tại FLC Quy Nhơn, Bình Định.

Hội thảo sẽ đi sâu vào phân tích nhu cầu dịch chuyển của nhà đầu tư và thị trường khi quỹ đất sạch nội đô dần khan hiếm trong bối cảnh nhiều tỉnh thành khác có lợi thế phát triển công nghiệp, du lịch ven biển đang tích cực "trải thảm" đón "phượng hoàng" trong nước, và sự sẵn sàng của thị trường cũng như nhà đầu tư cho làn sóng mới, trong giai đoạn bình thường mới với đầy đặn sức lực, ý chí đầu tư cho phát triển.

Thu Hà

Tin nổi bật