Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguyễn Xuân Son sẽ điều trị phục hồi khác với người thường như thế nào?

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

Theo các bác sĩ đánh giá đối với tình trạng của tiền đạo sinh năm 1997, sau khi phẫu thuật cần có phương pháp phục hồi chức năng khác với người bình thường.

Tối 6/1 Nguyễn Xuân Son được tiến hành phẫu thuật ngay sau khi trở về nước. Các bác sĩ xác định vết thương của Xuân Son nghiêm trọng hơn so với ghi nhận ban đầu. Kết quả hội chẩn ghi nhận: Xuân Son bị gãy kín phức tạp 1/3 giữa thân hai xương cẳng chân, có hai mảnh rời lớn.

Các bác sĩ Trung tâm Chấn Thương Chỉnh hình và Y học Thể thao Vinmec quyết định phẫu thuật kết hợp xương kín bằng đinh nội tủy có chốt dưới màn hình tăng sáng. Đây là giải pháp phẫu thuật ít xâm lấn, giúp giảm thiểu tổn thương mô mềm và đảm bảo phục hồi nhanh chóng.

GS.TS.BS Trần Trung Dũng Giám đốc Chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình và Cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec đánh giá, cơ hội để Xuân Son trở lại với thể thao đỉnh cao là hoàn toàn có thể. Về mặt kỹ thuật điều trị, không có gì quá phức tạp. Tuy nhiên, phẫu thuật chỉ chiếm 10% quá trình, còn 90% sự hồi phục phụ thuộc vào các công tác phía sau.

Theo ThS.Bs.Calvin Q, Trịnh, Giám đốc trung tâm phục hồi chức năng và hình thể chuẩn Mỹ- HMR, đối với tình trạng của tiền đạo sinh năm 1997, sau khi phẫu thuật cần có phương pháp phục hồi chức năng khác với người thường.

Theo các bác sĩ đánh giá, nam cầu thủ sinh năm 1997 phải mất ít nhất 9 tháng - 1 năm mới có thể trở lại sân cỏ

Theo vị chuyên gia, chấn thương thể thao là tình trạng thường gặp ở các vận động viên, thường là do hoạt động thể chất cường độ cao và tính cạnh tranh của thể thao. Một số loại chấn thương thể thao phổ biến nhất bao gồm bong gân, căng cơ, gãy xương và trật khớp. Những chấn thương này thường xảy ra trong các hoạt động có tác động mạnh như chạy, nhảy hoặc thay đổi hướng đột ngột.

Trong khi các chấn thương ở người thường là do các tai nạn trong cuộc sống, đôi khi tính chất chấn thương nghiêm trọng hơn chẳng hạn như cưa xẻ bàn tay, hay xe cán dập nát chân. Và mức độ phục hồi ở ngường thường cũng chậm hơn do thể chất và dinh dưỡng và kể cả tố chất tâm lý cũng thua kém vận động viên thể thao.

Nguyên nhân gây ra chấn thương thể thao có thể rất khác nhau, từ việc sử dụng quá mức và các chuyển động lặp đi lặp lại các động tác hay va chạm chấn thương. Ngoài ra kỹ thuật tập luyện kém, thực hành khởi động hoặc hạ nhiệt không đầy đủ và thời gian nghỉ ngơi không đủ hay mất cân bằng cơ, lệch trục khớp cũng có thể góp phần gây ra nguy cơ chấn thương thể thao.

"Khi nói đến việc kiểm soát chấn thương thể thao, phương pháp RICE thường được khuyến nghị. Phương pháp này bao gồm nghỉ ngơi (Rest), chườm đá (Ice), băng ép (Compress) và điều trị nâng đỡ (Elevation). Việc nghỉ ngơi vùng bị thương giúp ngăn ngừa tổn thương thêm và cho phép cơ thể bắt đầu chữa lành. Chườm đá có thể làm giảm sưng và giảm đau, trong khi băng ép và nâng cao giúp hạn chế tình trạng viêm. Kiểm soát cơn đau hiệu quả là rất quan trọng để phục hồi chấn thương thể thao. Các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen có thể giúp giảm khó chịu và giảm viêm.  Ngoài ra, các liệu pháp như châm cứu hoặc vật lý trị liệu cũng có thể có lợi trong việc kiểm soát cơn đau", BS Trịnh cho hay.

Ngoài ra, sau khi bị chấn thương thể thao, quá trình phục hồi chức năng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi và đảm bảo vận động viên có thể trở lại mức độ hoạt động trước đó. Phục hồi chức năng giúp giảm đau, lấy lại chức năng và ngăn ngừa chấn thương tiếp theo.

Các bài tập phục hồi chức năng cho chấn thương thể thao thường tập trung vào việc cải thiện sức mạnh, độ linh hoạt, mức phản xạ, sự cân bằng và sức bền. Các bài tập này được thiết kế riêng cho từng loại chấn thương và nhu cầu của từng cá nhân.

"Chẳng hạn đối với chấn thương của cầu thủ bóng đá Nguyễn Xuân Son, có thể bao gồm các hoạt động co cơ đẳng trường trong thời gian bất động để chống teo cơ, sau khi lành xương các bài tập như kéo giãn các cơ vùng cẳng chân và đùi, tập kháng lực để tăng sức mạnh cơ chi dưới, lấy lại biên độ vận động của khớp gối và cổ chân, tái lập cân bằng cơ sau chấn thương và các chuyển động chức năng mô phỏng các hành động cụ thể của môn thể thao bao gồm cả phản xạ và sự nhanh nhẹn như đón bóng, lừa bóng. Bên cạnh đó cũng có phác đồ tập luyện cho chân không tổn thương và các phần khác của cơ thể. Trong khi người thường chỉ cần, cải thiện biên độ vận động, chống teo cơ, tái lập cân bằng và phục hồi sức mạnh cơ để tái lập các vận động thông thường trong sinh hoạt thường ngày", BS Trịnh cho hay.

ThS.Bs.Calvin Q - Chuyên gia chuyên khoa phục hồi chức năng và thể hình

Ngoài ra, hỗ trợ chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi chấn thương thể thao. Các nhân viên phục hồi chức năng, huấn luyện viên thể thao và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác như dinh dưỡng, tâm lý cung cấp hướng dẫn chuyên môn trong suốt quá trình phục hồi. Họ đánh giá mức độ chấn thương, lập kế hoạch điều trị cá nhân hóa, theo dõi chặt chẽ tiến trình và điều chỉnh khi cần thiết để tạo điều kiện cho việc trở lại các hoạt động thể thao một cách an toàn.

Nghỉ ngơi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi sau chấn thương thể thao. Cho cơ thể thời gian để chữa lành mà không gây áp lực không cần thiết lên vùng bị thương là điều cần thiết để phục hồi. Các vận động viên nên lắng nghe cơ thể của mình và không vội vàng quay lại hoạt động thể chất cường độ cao quá sớm. Việc dần dần đưa vận động và tập luyện trở lại dưới sự hướng dẫn của chuyên gia có thể giúp ngăn ngừa chấn thương tái phát.

Tin nổi bật