Chứng táo bón ở trẻ nhỏ nó là căn bệnh tưởng chừng rất đơn giản, là chứng bệnh bình thường khi mà trẻ không chịu ăn rau hoặc là hay ăn những đồ gây nóng. Thực tế nhiều người vì sự chủ quan đã làm cho chứng táo bón trở nên nghiêm trọng và việc điều trị chứng táo bón đó càng khó khăn hơn.
Nguyên tắc quan trọng trong việc điều trị chứng táo bón:
1. Làm sạch (rỗng) đại tràng
Khi xác định phân tích tụ ở đại tràng thì có thể làm sạch đại tràng bằng cách thụt tháo hay uống thuốc xổ nhẹ như magnesium citrate hay polyethylene glycol.
2. Chấm dứt đau đớn khi đi ngoài
Sau khi làm sạch đại tràng cần cho thuốc nhuận tràng thật sự và dùng nhiều ngày với mục đích làm mềm phân để chấm dứt tình trạng đau khi đi ngoài, điều này vô cùng quan trọng ở trẻ nhỏ. Thuốc có thể dùng đến vài tháng nếu cần thiết , tuy nhiên cần biết rằng một vài thuốc nhuận tràng có thể gây nên ung thư đại tràng nếu dùng dài ngày hay trẻ bị phụ thuộc vào thuốc. Nếu trẻ bị nứt hậu môn cần dùng toạ dựợc có Xylocaine hay hydrocortisone thể làm giảm cơn đau.
3. Tập thói quen đi ngoài
Tập cho trẻ đi ngoài 1-2 lần /ngày trong 5-10 phút, thường thực hiện sau khi ăn buổi sáng.
Khi trẻ đã đi ngoài bình thường trong vài tuần hay 1 tháng, không đau, không gắng sức có thể ngưng điều trị. Tuy nhiên bệnh có thể tái phát nhất là khi trẻ thay đổi hoàn cảnh sống như đi nghỉ hè.
4. Chế độ ăn
Thay đổi chế độ ăn, như tăng cường nước và carbohydrate, thức ăn có nhiều chất xơ. Nếu trẻ đang bú sữa bò cần ngưng hay giảm
Thực hiện điều trị cho trẻ bị táo bón ở từng lứa tuổi
Đối với táo bón đơn giản ở trẻ bú mẹ
Dùng lactulose 2.5 đến 10ml/ngày, chia ra làm 3 hay 4 lần. Thêm trái cây hay nước trái cây ở trẻ > 4 tháng. Siro bắp 15-20ml/8oz sữa công nghiệp. Bơm glycerin vào hậu môn có thể kích thích sự thải phân ( nếu sau nhiều ngày trẻ không tự đi ngoài được). Xi và xoa bụng sau khi trẻ bú mẹ để tập thói quen cho trẻ đi ngoài
Ở trẻ lớn
Thụt tháo hay dùng thuốc xổ nhẹ ở trẻ em ( như magnesium citrate hay polyethylene glycol) . Tăng chế độ ăn nhiều chất xơ ( quả mận, trái vả, nho, đậu , cám, trái cây tươi..) Giới hạn sữa ở trẻ đã dùng nhiều sữa trước đó. Tránh thụt tháo bằng dung dịch nhược trương vì có thể gây nên rối loạn điện giải và co giật
Đối với ị đùn
Thường bắt đầu với không chịu đi ngoài dần dần dẫn đến mất cảm giác buồn đi ngoài vì trực tràng dãn lớn và mất cảm giác đầy ở trực tràng.
Tư vấn cho người nhà và trẻ biết nguyên nhân của tình trạng này. Phác thảo một kế hoạch để giúp trẻ giải quyết vấn đề này.
Làm sạch trực tràng trước khi bắt đầu điều trị táo bón
Dùng sữa có chứa magnesia (< 1 tuổi 5.5ml; >1 tuổi= 7.5 đến 30ml) hay dầu muối khoáng 5-30ml và tăng dần cho đến khi phân mềm. Dùng Lactulose 5-10ml uống 2 lần /ngày. Không dùng dầu muối khoáng cho trẻ < 5 tuổi. Tiếp tục điều trị từ 2-6 tháng chừng nào độ lớn của cảm giác của trực tràng trở về bình thường.
Ngoài ra các mẹ có thể bổ sung các loại cốm vi sinh hỗ trợ con ổn định thành ruột, giúp con tiêu hóa ổn định hơn. Bổ sung 1 tỷ lợi khuẩn vi sinh đường ruột giúp hoàn thiện hệ tiêu hóa, tăng khả năng hấp thu. Tăng cường sức đề kháng giúp con có 1 sức khỏe tốt chống lại các vi khuẩn xâm nhập. Bổ sung sự thiếu hụt các vi chất, vitamin và axit amin: Lysine, Taurin, kẽm, Vitamin D3. Và bổ sung DHA, các nhóm vitamin giúp con phát triển trí não, điều hòa rối nhiễu tinh thần.
Xem thêm thông tin sản phẩm, tại đây
Độc giả muốn tìm hiểu hay cần giải đáp các vấn đề táo bón của con đang gặp phải, hãy gọi ngay đến đường dây nóng: 0248 587 7997 bác sĩ sẽ giáp đáp và tư vấn miễn phí cho bạn.