Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguyên nhân ban đầu khiến nhiều nhà bị nứt, lún bất thường ở Đà Lạt

(DS&PL) -

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã xác định nguyên nhân ban đầu gây ra tình trạng nhiều nhà dân bị nứt, lún bất thường.

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đã xác định nguyên nhân ban đầu gây ra tình trạng nhiều nhà dân bị nứt, lún bất thường.

Báo TTXVN đưa tin, chiều tối 27/4, sau khi các chuyên gia đến từ Viện địa chất, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh và Công ty cổ phần địa chất Kawasaki (Nhật Bản), tiến hành khảo sát hiện trường vụ nhiều nhà dân tại Đà Lạt bị nứt tường, sụt lún đất bất thường, UBND tỉnh Lâm Đồng đã họp khẩn, xác định nguyên nhân ban đầu.

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng thăm hỏi các gia đình nằm trong vùng bị nứt, lún đất bất thường (Ảnh: báo Dân trí)

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S, đây là hiện tượng “bất thường” vì từ trước đến nay chưa từng xảy ra tại khu vực này. Ban đầu có thể xác định được hai nguyên nhân.

Thứ nhất, theo lịch sử, tính từ đồi Dinh Tỉnh trưởng đến khu vực đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Văn Trỗi (khoảng 2km) có một dòng chảy tự nhiên. Sau đó, trong quá trình phát triển dân cư người dân đã tiến hành san ủi nên tạo thành khu kết cấu đất yếu. Khi mưa lớn đã tạo thành dòng chảy tự nhiên ngầm.

Thứ hai, tại khu vực này, khoảng 60 năm về trước, khu vực sụt lún là bãi rác, nền đất yếu và là vũng trũng, khi mưa lớn kéo dài trở thành vùng tích nước, tạo những dòng chảy ngầm gây ra hiện tượng sụt lún đất.

Tuy nhiên, cả hai nguyên nhân trên cần phải được xác minh bằng các phương pháp khoa học như khoan thăm dò địa chất; kiểm tra các công trình xây dựng xung quanh…

Báo Tri thức trực tuyến cũng cho biết thêm, để khắc phục sự cố trên, UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất với các chuyên gia là đóng toàn bộ hệ thống nước dẫn tới khu vực trên; tiến hành bơm hút nước; đổ bê tông bịt kín những miệng đất bị trượt, nứt; đưa ra các giải pháp làm khô nền đất; đồng thời cho tháo dỡ những căn nhà có nguy cơ sập đổ.

Đồng thời, tại cuộc họp, các cơ quan chuyên môn đã đưa ra đề xuất, tiến hành khoan thăm dò, đánh giá tổng thể kết cấu địa chất tại khu vực này, đồng thời lắp đặt hệ thống cảnh báo tự động khi có dấu hiệu bất thường, thay đổi địa chất.

Như báo Thanh niên đã đưa tin trước đó, sáng ngày 26/4, hàng chục hộ dân trên tuyến đường Nguyễn Văn Trỗi, Trương Công Định, TP. Đà Lạt hốt hoảng vì phát hiện nhà mình đang ở bỗng dưng xuất hiện vết nứt tạo thành vệt dài.

Theo ghi nhận của UBND phường 2, vỉa hè đường Nguyễn Văn Trỗi cũng xuất hiện một vết nứt nhỏ hẹp, kéo dài khoảng 30 mét.

Đến chiều ngày 26, chính quyền các cấp đã vận động 45 hộ dân di dời đến nơi ở an toàn, đồng thời yêu cầu các khách sạn trong khu vực nguy hiểm ngưng đón khách dịp lễ 30/4 và 1/5 sắp tới. Thành phố Đà Lạt cũng đã đặt bảng cấm tất cả ô tô lưu thông trên đường Nguyễn Văn Trỗi.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật