Thanh minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết khí hàng năm. Tiết Thanh minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày, sau ngày Đông chí 105 ngày.
Vào tiết Thanh minh người dân thường đi tảo mộ (cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ) để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất.
Theo quy ước, tiết thanh minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5 tháng 4 khi kết thúc tiết xuân phân và kết thúc vào khoảng ngày 20 hay 21 tháng 4 dương lịch. Năm nay, Tết Thanh minh sẽ rơi vào ngày 5/4 (tức 20/2 Âm lịch) và kéo dài đến ngày 20/4 khi tiết Cốc vũ bắt đầu.
Tục tảo mộ
Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ cho hay, công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch sẽ, thấy cỏ rậm phát cho quang, đất khuyết thì đắp bồi lên, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ.
Ngoài ra, các gia đình cũng kiểm tra xem các loài động vật hoang dã như rắn, chuột có ào hang, làm tổ trong mộ của người thân mình hay không, nếu có thì phải tìm cách đuổi hoặc lấp tổ đó lại. Vì theo suy nghĩ của họ, việc có động vật đào tổ ở phần mộ người đã khuất là phạm tới linh hồn người đã khuất.
Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa cho linh hồn người đã khuất, cuối cùng là về nhà làm cỗ cúng gia tiên.
Trong dịp Thanh minh các khu nghĩa trang thường trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già sẽ lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ.
Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết đến những ngôi mộ của gia tiên, sau là để biết kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.
Ngoài những ngôi mộ được trông nom cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng vì thế những người đi viếng mộ cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương tỏ lòng thành kính.
Vào tiết Thanh minh người dân thường đi tảo mộ để tưởng nhớ tổ tiên, người thân đã khuất. |
Ý nghĩa Tết Thanh minh
Khu nghĩa địa trong ngày Thanh minh thường trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ già lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông bà đi tảo mộ, trước là để biết đến những ngôi mộ của gia tiên, sau là để biết kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Còn những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường trở về vào dịp này để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.
Thông thường, ngoài những ngôi mộ được trông nom cẩn thận, còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng, vì thế, những người đi viếng mộ thường cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương tỏ lòng thành kính.
Thanh minh tuy không phải là tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của tổ phụ, của những người đi trước. Đây chính là ngày giỗ tổ chung nhắc chúng ta nhớ về quê hương, nguồn cội. Quê hương, cội nguồn cũng chính là tài sản tinh thần vô giá đối với mỗi cá nhân chúng ta.
Tiết Thanh minh cũng là lúc trời bắt đầu bớt lạnh, cây cối phát triển mạnh mẽ, rất nhiều loài hoa nở rộ.
Mỹ An (T/h)