Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

(DS&PL) -

Ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam cũng được thành lập nên ngày này được lấy là ngày Phụ nữ Việt Nam.

Ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam cũng được thành lập. Đảng Cộng sản cũng coi đây là ngày tôn vinh chị em phụ nữ. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 20/10/1946, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập, mà tiền thân là Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam.

Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 là ngày đầu tiên trong lịch sử nước ta, một đoàn thể quần chúng của phụ nữ được hoạt động hợp pháp và công khai, nhằm đoàn kết, động viên lực lượng phụ nữ đóng góp tích cực vào sự nghiệp cách mạng của đất nước.

Văn hóa thờ mẫu Tam phủ của Việt Nam.

Phụ nữ đại diện cho quyền năng sinh sôi, bảo trữ và che chở từ rất lâu trước kia đã trở thành tín ngưỡng của người Việt và của một số dân tộc thiểu số khác ở trên lãnh thổ Việt Nam. Việc tôn thờ nữ thần, thờ mẫu thần, thờ mẫu tam phủ tứ phủ là hiện tượng khá phổ biến và có nguồn gốc lịch sử và xã hội sâu xa.

Ở Việt Nam Ở Việt Nam cũng vậy, chế độ mẫu hệ đã được ghi nhận ở nước ta từ thời Bà Trưng, Bà Triệu. Dấu vết của chế độ mẫu hệ vẫn còn được tìm thấy rõ nét trong ngôn ngữ ngày nay, như từ “Cái” (tức là mẹ) mang nghĩa “chính yếu”, “quan trọng nhất”… trong những câu, từ như “Đường cái”, “Nhà cái”, ... Hiện nay, chế độ mẫu hệ vẫn còn tồn tại ở những dân tộc vùng cao Tây Nguyên như các dân tộc Ê Đê, Ba Na, Gia Rai… và một số dân tộc vùng Tây Bắc.

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Ở thời kì này, nổi bật có hai chị em bà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị. Cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược phương Bắc thành công vào năm 40 sau Công nguyên, bà Trưng đã trở thành nữ vương đầu tiên của Việt Nam.

Quân khởi nghĩa của Bà Triệu khiến quân Ngô khiếp vía.

Tiếp theo đó là nữ anh hùng Triệu Thị Trinh mà chúng ta hay gọi là bà Triệu. Năm Mậu Thìn (248), bà Triệu phất cờ khởi nghĩa chống quân Ngô. Đối mặt với khí thế ngút trời của nghĩa quân cùng bà tướng trẻ “mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong, ngồi đầu voi mà chiến đấu” (theo Giao Chỉ chí) uy nghi lẫm liệt, quân Ngô trở nên khiếp sợ, bạc nhược. Giặc Ngô khâm phục bà Triệu và gọi bà là Nhụy kiều tướng quân (vị nữ tướng yêu kiều), rồi Lệ hải bà vương (vua bà vùng biển mỹ lệ).

Dưới thời phong kiến, khi mà Nho giáo ảnh hưởng đã biến Việt Nam thành xã hội gia trưởng trọng nam khinh nữ, địa vị của phụ nữ trở nên thấp kém. Vậy nhưng chúng ta vẫn chứng kiến những người phụ nữ tài hoa khiến ngay cả đàn ông cũng phải ngả mũ chào như Nữ Đô đốc Bùi Thị Xuân, nữ trạng nguyên Nguyễn Thị Duệ (bà mang tên giả nam là Nguyễn Du khi đi thi), Nguyên phi Ỷ Lan, Linh từ quốc mẫu Trần Thị Dung...

Dưới chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến, tầng lớp phụ nữ Việt bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công. Khát vọng giải phóng dân tộc cũng vì thế mà sôi sục trong tâm trí phụ nữ.

Những ngày đầu chống Pháp, rất nhiều phụ nữ đã tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như Nguyễn Thị Minh Khai, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế…

Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.

Chính vì thế, chỉ một thời gian ngắn sau khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, ngày 20/10/1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam cũng được thành lập. Đảng Cộng sản cũng coi đây là ngày tôn vinh chị em phụ nữ. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 20/10/1946, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được thành lập, mà tiền thân là Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam.

Đây cũng là lần đầu tiên, người phụ nữ Việt Nam được cầm lá phiếu bầu cử, tham gia các công tác chính quyền và xã hội, nắm giữ nhiều trọng trách trong bộ máy Nhà nước và các đoàn thể quần chúng.

Sau đó là cả một thời kì chiến tranh ác liệt và dài lâu của đất nước. Đây cũng là thời kì xuất hiện nhiều nữ anh thư nhất trong lịch sử Việt nam như nữ tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Thị Định, Nữ anh hùng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam Nguyễn Thị Chiên, nữ Anh hùng lực lượng vũ trang trẻ tuổi nhất Võ Thị Sáu, Bí thư thành ủy trẻ tuổi nhất Việt Nam Nguyễn Thị Minh Khai, Anh hùng Ngô Thị Tuyển...

Căn cứ vào Nghị quyết về Phụ nữ vận động, đồng thời căn cứ vào Điều lệ Phụ nữ Liên hiệp Hội (tháng 10/1930), Đại hội đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ IV (1974) đã quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Hội nghị thống nhất Hội Liên hiệp Phụ nữ toàn quốc giữa Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam họp tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 6/1976 quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Từ đó đến nay, ngày 20/10 là ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam.

Thiếu tướng Nguyễn Thị Định.

Trải qua các thời kỳ cách mạng, vị trí, vai trò của phụ nữ được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao. Bác từng nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam là do phụ nữ Việt Nam, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”. Trong bản Di chúc bất hủ để lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa.

Người viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên”.

Phụ nữ đã là một phần không thể thiếu góp vào thành công của cách mạng Việt Nam, trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Trong công cuộc xây dựng đất nước, phụ nữ đã có những đóng góp quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Hơn 80 mùa thu qua, tổ chức Phụ nữ Liên hiệp Hội ngày càng lớn mạnh, người phụ nữ Việt Nam yêu nước ngày càng có tri thức, có sức khỏe, càng năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, có lòng nhân hậu, quan tâm tới lợi ích xã hội và cộng đồng.

Trải qua nhiều thăng trầm của xã hội, chị em luôn luôn thể hiện vai trò tích cực, đảm đang, với tấm lòng nhân hậu đã đóng góp nhiều công sức cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giành độc lập cho đất nước.

Minh Minh (T/h)

Tin nổi bật