Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nguồn gốc và ý nghĩa của bông hồng đỏ, trắng, vàng cài áo trong lễ Vu lan

  • Như Quỳnh
(DS&PL) -

Vào ngày lễ Vu lan, nghi thức bông hồng cài áo như một cách để những người con bày tỏ lòng biết ơn, sự hiếu kính với cha mẹ. Tuy nhiên, rất ít người biết những bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan có ý nghĩa như thế nào.

Đã từ lâu, lễ Vu Lan đã trở thành một ngày lễ lớn và mang ý nghĩa hết sức quan trọng và đặc biệt trong năm. Đây là dịp cho chúng ta đền đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ.

Lễ Vu Lan là ngày lễ thể hiện rõ nét truyền thống của dân tộc Việt Nam, dịp để những người con báo hiếu với ông bà, cha mẹ và bày tỏ lòng thành kính với họ.

Nguồn gốc nghi thức bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan là lễ hội lớn được ấn định tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng 7 âm lịch. Năm nay, lễ Vu lan báo hiếu sẽ rơi vào thứ Tư ngày 30/8 Dương lịch.

Lý giải về vấn đề trên, Vietnamnet dẫn lời GS.TS. Ngô Đức Thịnh – Giám đốc TT Nghiên cứu, bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, khác với ý nghĩa về tình cảm đôi lứa, hoa hồng theo quan niệm Phật giáo đại diện cho sự thành kính của con cái đối với cha mẹ. GS Thịnh cho biết, nghi thức bông hồng cài áo xuất phát từ việc nhà sư Thích Nhất Hạnh lựa chọn sau chuyến thăm Nhật Bản.

Nghi thức bông hồng cài áo xuất phát từ việc nhà sư Thích Nhất Hạnh lựa chọn sau chuyến thăm Nhật Bản.

Theo đó, trong một chuyến công tác tại Nhật Bản, Thiền sư rất lạ khi thấy người Nhật thành kính gài tặng ông một bông hoa trắng lên ngực áo. Sau khi tìm hiểu và biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, ông đã chọn bông hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan báo hiếu của nhà Phật và viết ấn phẩm "Bông Hồng Cài Áo" vào năm 1962.

Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ hiếu mà con cái gửi đến bậc sinh thành.

Ý nghĩa sắc màu bông hồng cài áo trong lễ Vu Lan

Ngày nay, nhiều ngồi chùa ở Việt Nam có hoạt động tổ chức nghi thức bông hồng cài áo trong ngày Vu Lan. Những người đến chùa, không phân biệt già hay trẻ, trai hay gái đều không quên dừng lại để cài lên ngực một bông hồng, để nhắc nhớ về công ơn của cha mẹ.

Ban đầu, người ta chỉ dùng bông hoa hồng đỏ tươi nhưng sau này nhiều nơi phân chia ra thành những bông hồng có màu sắc khác nhau.

Bông hồng màu đỏ cho những ai may mắn còn cha mẹ trên đời, bông hồng màu hồng cho những người chỉ còn mẹ hoặc cha. Xót xa hơn là sắc hồng trắng cho những người mồ côi cha mẹ.

Ngoài màu hoa hồng đỏ và trắng, còn có thêm sắc vàng được gắn trên áo của các tu sĩ.

Ngoài màu hoa hồng đỏ và trắng, còn có thêm sắc vàng được gắn trên áo của các tu sĩ. Hình ảnh bông hồng vàng là đại diện cho sự phổ độ chúng sinh, mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để giải thoát theo nghĩa của nhà Phật.

Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát, màu của đất. Trên đất, chúng ta có thể dẫm, đạp, cày xới, hay làm bất cứ gì… đất vẫn trơ trơ, vì đất là sức sống, là nhẫn nhục, cưu mang tất cả, chấp nhận tất cả. Vì coi tất cả chúng sinh là cha mẹ, là quyến thuộc, họ hàng và quan trọng nhất là quả vị của những vị Phật tương lai.

Màu vàng còn là màu của tuệ giác, tượng trưng cho sự buông bỏ, giải thoát. Do đó, trong ngày Vu Lan người tu sĩ cũng muốn mượn màu sắc của hoa màu vàng để nói lên tinh thần đúng nghĩa của mùa Vu Lan là sự giải thoát.

Bởi vậy, khi tham dự lễ Vu Lan tại các chùa, chỉ cần để ý một chút là chúng ta có thể nhận ra hoàn cảnh của mỗi người theo sắc màu bông hồng họ đang cài trên ngực áo.

Ngoài nghi thức bông hồng cài áo, trong ngày lễ Vu Lan còn một số hoạt động khác như cầu kinh, chuẩn bị mâm cúng lễ, phóng sinh chim cá… cũng là một trong những tín ngưỡng văn hoá tốt đẹp của người Việt Nam.

Như Quỳnh (T/h)

Tin nổi bật