Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người Việt đang bị thiếu can xi, tổn thương thận, ung thư vì giữ thói quen ăn uống sai lầm này

(DS&PL) -

Các chuyên gia sức khỏe cho biết người Việt hiện đang ăn nhiều muối gấp đôi so với mức khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới và đó là nguyên nhân gay nên nhiều bệnh tật.

Các chuyên gia sức khỏe cho biết người Việt hiện đang ăn nhiều muối gấp đôi so với mức khuyến cáo của tổ chức Y tế Thế giới và đó là nguyên nhân gay nên nhiều bệnh tật.

Các món ăn mặn, cay và dưa muối đã trở thành món ăn chủ đạo trên mâm cơm gia đình.

Tuy nhiên, có một danh sách dài các căn bệnh có nguyên từ việc ăn quá nhiều muối, thậm chí còn dẫn đến tử vong. Chẳng hạn như thiếu canxi, loãng xương, huyết áp cao, bệnh tim, đột quỵ và thậm chí là ung thư dạ dày.

Qua nghiên cứu, việc ăn uống lạm dụng muối phổ biến dẫn tới những căn bệnh như sau

Chế độ ăn nhiều muối gây thiếu hụt canxi

Khi ăn quá lượng muối cơ thể cần hấp thụ, lượng muối natri thừa sẽ được thải ra ngoài cơ thể qua bài tiết. Nhưng để làm được vậy, thì lượng canxi cũng bị thải hồi theo. Tính ra, để thải ra 6g muối, cơ thể sẽ bị mất đi 40-60mg canxi.

Ăn nhiều muối làm thiếu hụt canxi.

Theo thạc sĩ Ngô Thị Hà Phương, Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia thì gần 60% người dân tiêu thụ lượng muối cao gấp hai lần lượng muối được khuyên dùng hàng ngày. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ 9,4 g muối mỗi ngày, gấp hai lần so khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới là dưới 5g muỗi mỗi ngày.

Cùng theo đó, lượng canxi tính theo đầu người chỉ ở mức gần 400 mg, chỉ bằng một nửa so với 800mg được khuyến nghị. Sự thiếu hụt này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển chiều cao của trẻ em cũng như gây ra bệnh loãng xương ở người trung niên.

Chế độ ăn nhiều muối gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim và làm tổn thương thận

Ăn mặn là thủ phạm gây ra bệnh cao huyết áp.

Thiếu hụt canxi không phải là nỗi lo duy nhất khi lạm dụng muối ăn. Bệnh huyết áp cao mới là điều cần phải chú ý hơn cả.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã xác nhận rằng các chế độ ăn kiêng có hàm lượng sodium cao trong thời gian dài có liên quan chặt chẽ với bệnh cao huyết áp. Điều nguy hiểm là những người này trong thời gian đầu sẽ chẳng có bất kì triệu chứng, dấu hiệu khó chịu đặc biệt nào nên hầu như họ chẳng quan tâm đến vấn đề này. Câu cửa miệng của họ là: "Vớ vẩn, tôi ăn mặn bao lâu nay mà vẫn khỏe như vâm, chẳng có bệnh gì!"...

Từ căn bệnh cao huyết áp, dần dần sẽ làm ảnh hưởng tới chức năng của các bộ phận gần gũi với nó như tim, thận khiến chúng dần suy yếu đi. Đó có thể coi như là một vòng tuần hoàn không tránh khỏi.

Vậy bạn có chỉ vì thêm chút muối cho khoái khẩu mà sẵn sàng bỏ qua việc làm tổn thương trái tim, quả thận, cũng như nguy cơ vỡ mjach máu gây nguy hiểm cho tính mạng của mình hay không?

Chế độ ăn nhiều muối có thể dẫn tới ung thư dạ dày

Quốc gia nào mà người dân thích mặn và nhiều chất béo thì đều có số lượng bệnh nhân bị ung thư dạ dày cao.

Ví dụ, cá muối kiểu Trung Quốc thậm chí còn trở thành các chất gây ung thư nổi tiếng và đã nằm trong "danh sách đen" của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC).

Chẳng hạn như Trung Quốc, đất nước hơn tỷ dân thích ăn mặn này chiếm tới 50% số ca mắc bệnh ung thư dạ dày của thế giới mỗi năm.

Chỉ trong năm 2015, có tới 679.000 người Trung Quốc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư dạ dày và số ca tử vong do ung thư dạ dày là 498.000, chiếm 18% tổng số ca tử vong do căn bệnh ung thư nói chung.

Cạnh đó là Hàn Quốc cũng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày cũng rất cao. Điều này thì không quá khó hiểu khi biết thói quen ăn nhiều muối của họ với món kimchi ưa thích.

Các thực phẩm muối, hun khói, ướp mặn đều gây hại cho dạ dày.

Người Nhật nổi tiếng với chế độ ăn uống khỏe mạnh với nhiều rau và cá. Tuy nhiên tỷ lệ người bị ung thư dạ dày vẫn còn rất cao do họ tiêu thụ số lượng lớn thực phẩm muối, ướp mối khô.

Theo thống kê của Tổ chức ung thư toàn cầu năm 2013, ở Việt Nam có khoảng 16.000 ca mắc mới được chẩn đoán và 11.000 ca tử vong do căn bệnh ung thư dạ dày mỗi năm. Điều này có thể quy kết một phần do thói quen ăn dưa, cà muối, chấm nước mắm cùng các món kho mặn.

Nhưng việc kiểm soát lượng muối ăn nạp vào cơ thể rất khó tính. Chỉ hơi vô ý là bạn đã có thể ăn phải lượng muối lớn hơn cần thiết.

Để cụ thể thì bạn có thể hình dung rằng mỗi ngày mình không thể ăn quá 1 nắp chai bia muối gạt ngang (6g).

Tại Mỹ, người ta đo lường lượng muối có trong một số món ăn như sau:

100 gram bánh vòng chứa khoảng 1715 miligam natri.
Một gói 5g nước sốt có chứa khoảng 1200 mg natri.
104 gram khoai tây chiên có hàm lượng natri 636 mg.
80 gram thịt bò khô có chứa khoảng 1600 mg natri.
Bình thường 100 gram mì ống có 3 gam muối, chiếm 60% lượng muối cần được sử dụng suốt cả ngày.

Nếu tính như vậy thì một bát mì ăn liền (kèm gia vị) đã tương đương gấp 2 lần lượng muối cần ăn cả ngày.

Mà không chỉ những món mặn, trong bánh quy, lòng đỏ trứng, sốt cà chua, thịt nguội... đều có trữ lượng muối đáng kể.

Trong tình trạng bị thực phẩm nhiều muối bủa vây như vậy, bạn và gia đình phải vô cùng tỉnh táo mới không bị vô ý mà ăn quá nhiều muối vào cơ thể. Hãy tự chế biến thực phẩm tươi và tự nấu ăn, tránh dùng đồ ăn sẵn hay thức ăn nhanh để hạn chế lượng muối, giữ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Minh Minh

Tin nổi bật