Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người trên 60 tuổi được đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu không?

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Việc đóng bảo hiểm xã hội là căn cứ để người lao động được hưởng lương hưu. Nhờ số tiền này, người lao động sẽ có một khoản thu nhập ổn định khi về già.

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Căn cứ khoản 4 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Như vậy, với người đã đủ điều kiện và quyết định nghỉ hưu sớm để nhận lương hưu, thì sẽ không thể tham gia BHXH tự nguyện để cải thiện mức lương hưu.

Chỉ gười trên 60 tuổi không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hoàn toàn có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu.

(Ảnh minh họa)

Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP đã liệt kê 6 phương thức đóng BHXH tự nguyện mà người tham gia có thể lựa chọn:

1 - Đóng hàng tháng;

2 - Đóng 3 tháng/lần;

3 - Đóng 6 tháng/lần;

4 - Đóng 12 tháng/lần;

5 - Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 05 năm một lần;

6 - Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người đã đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng còn thiếu không quá 10 năm.

Với người trên 60 tuổi chưa tham gia BHXH bao giờ mà muốn đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu nên tham gia BHXH tự nguyện ngay và liên tục theo một trong các phương thức: Hàng tháng, 3 tháng/lần, 6 tháng/lần, 12 tháng/lần; 1 lần cho nhiều năm về sau (không quá 5 năm 1 lần) cho đủ 10 năm.

Sau đó đóng 1 lần cho 10 năm còn thiếu để được hưởng lương hưu theo quy định.

Tin nổi bật