Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người tiểu đường có ăn được khoai lang không?

(DS&PL) -

Khoai lang là thực phẩm nhiều chất xơ và được sử dụng phổ biến bởi nhiều đối tượng. Tuy nhiên, nhiều người lo sợ liệu bản thân bị tiểu đường có nên ăn khoai lang hay không?

Khoai lang có tên khoa học là Ipomoea batatas. Khoai lang các loại là lựa chọn thay thế tốt cho khoai tây trắng. Chúng có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng hơn, chẳng hạn như beta carotene.

Khoai lang có nhiều chất xơ và chất dinh dưỡng. Ảnh minh họa

 

Chất dinh dưỡng có trong khoai lang

Theo đài VOV, khoai lang có hàm lượng đường thấp hơn khoai tây trắng. Khoai lang có nhiều carbohydrate. Mặc dù vậy, những người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn chúng với mức độ vừa phải.

Ngoài giá trị dinh dưỡng, khoai lang còn chứa các đặc tính có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Trong khoai lang, rất nhiều các chất dinh dưỡng được tìm thấy như:

Vitamin A ở dạng beta caroten

Chất đạm

Chất xơ

Canxi

Sắt

Magie

Phốt pho

Kali

Kẽm

Vitamin C

Vitamin B-6

Folate

Vitamin K

Các loại khoai lang tốt cho người tiểu đường

Khoai lang tím

Khoai lang tím có màu hoa oải hương ở bên trong và bên ngoài.

Khoai lang tím có GL thấp và phù hợp vơi người bị tiểu đường. Ảnh minh họa

 

Khoai lang tím có GL thấp và phù hợp vơi người bị tiểu đường. Ngoài chất dinh dưỡng, khoai lang tím còn chứa anthocyanins. Anthocyanin là một hợp chất polyphenolic mà các nghiên cứu chỉ ra rằng có thể đảo ngược hoặc ngăn ngừa bệnh béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin.

Một đánh giá của các nghiên cứu cho thấy anthocyanin hoạt động trong cơ thể thông qua nhiều cơ chế, bao gồm giảm tiêu hóa carbohydrate trong ruột.

Khoai lang màu cam

Khoai lang màu cam có màu nâu đỏ ở bên ngoài và màu cam ở bên trong.

Khoai lang cam mang lại chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn. Ảnh minh họa

Khi so sánh với khoai tây trắng thông thường, khoai lang cam có hàm lượng chất xơ cao hơn. Điều này mang lại chỉ số đường huyết (GI) thấp hơn và làm cho thực phẩm này thành một lựa chọn lành mạnh hơn cho những người mắc bệnh tiểu đường.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khoai lang màu cam luộc có giá trị GI thấp hơn so với khoai lang nướng.

Khoai lang Nhật Bản

Khoai lang Nhật Bản (Satsuma Imo) được gọi là khoai lang trắng, mặc dù bên ngoài chúng có màu tím và bên trong màu vàng. Loại khoai lang này có chứa caiapo.

Khoai lang Nhật Bản phù hợp với người bị tiểu đường. Ảnh minh họa

 

 

Một nghiên cứu cho thấy chiết xuất caiapo có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu lúc đói. Caiapo cũng được chứng minh là làm giảm cholesterol.

Người tiểu đường có thể ăn khoai lang ở dạng luộc hoặc nướng cả vỏ.

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, chỉ số đường huyết của khoai lang phụ thuộc vào cách nấu ăn của bạn.

Khoai lang cũng là thực phẩm giàu carbohydrat và nhóm dưỡng chất chống ôxy hóa tự nhiên carotenoid giúp ổn định lượng đường huyết và insulin.

Ăn khoai lang thường xuyên thúc đẩy quá trình sản sinh adiponectin, hormone điều tiết lượng đường huyết trong cơ thể. Ảnh minh họa

Ngoài ra, việc ăn khoai lang thường xuyên thúc đẩy quá trình sản sinh adiponectin, hormone điều tiết lượng đường huyết trong cơ thể.

Bên cạnh đó, khoai lang là thực phẩm chứa ít tinh bột, chứa nhiều chất xơ và nước, giúp cho hệ tiêu hóa hấp thụ chậm chất dinh dưỡng, lượng đường trong máu được sản xuất ổn định và insulin được sản sinh ở mức bình thường, rất tốt trong việc kiểm soát bệnh đái tháo đường.

huyên gia dinh dưỡng Megha giải thích: Khoai lang có hàm lượng chất xơ cao và đặc tính chống viêm. Người bệnh đái tháo đường có thể ăn khoai lang ở dạng luộc hoặc nướng cả vỏ.

Cac chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng những người tiểu đường không bao giờ nên ăn khoai lang chiên.

Nếu bạn đang ăn nó như một bữa ăn nhẹ giữa bữa hoặc bữa tối, hãy kết hợp nó với món salad giàu chất xơ. Sau đó, bạn nên tập thể dục để tránh lượng đường trong máu tăng đột biến.

Người đái tháo đường khi ăn thực phẩm nhóm tinh bột hấp thu đường nhanh như bánh mỳ, khoai lang… cần ăn phối hợp nhiều rau hơn các thực phẩm cùng nhóm chế biến dạng luộc.

Mặc dù vậy, chúng chỉ nên được thưởng thức ở mức độ vừa phải, nếu không sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến lượng đường trong máu.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật