Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

“Người thầy râu tóc bạc phờ chưa bao giờ phai nhoà ở mọi lứa tuổi học sinh”

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

6 năm kể từ ngày cố PGS Văn Như Cương qua đời, hàng năm lớp lớp học sinh tại ngôi trường của thầy vẫn vượt hàng chục cây số lên viếng mộ thầy nhân dịp 20/11.

6 năm qua, ngôi mộ của cố PGS Văn Như Cương - người thành lập trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam, ngôi trường mang tên Trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh (Hà Nội).

Nhắc đến thầy, lớp lớp thế hệ học sinh sẽ không bao giờ quên, ông lão râu tóc bạc phơ, “ông đồ xứ Nghệ” nổi tiếng với những triết lý đào tạo làm người tử tế trước khi trở thành người thành công trên đường đời.

80 tuổi, PGS Văn Như Cương trút hơi thở cuối cùng vào năm 2017, để lại bao luyến tiếc với những thế hệ học trò đã từng được ông giảng dạy.

Cố PGS Văn Như Cương được mệnh danh là thiên tài của nền giáo dục Việt Nam

Hàng năm tại ngôi trường được ông đặt nền móng, các thế hệ học sinh vẫn theo thông lệ, nhân dịp Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11), gia đình và các thầy, cô giáo học sinh Trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) đã tới thăm viếng nơi an nghỉ của cố nhà giáo Văn Như Cương tại Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên, tỉnh Hòa Bình. Đây cũng dịp để các thế hệ học sinh tỏ lòng tri ân sâu sắc, tưởng nhớ tới người thầy vô cùng kính yêu của “đại gia đình” Trường Lương Thế Vinh.

Được lên viếng thầy năm thứ 2, em Đào Bích Giang (lớp 12, Trường Lương Thế Vinh), dâng hương tưởng nhớ, chúc mừng ngày 20/11với người thầy kính yêu của mình, đồng thời trước mộ thầy em cũng xin đạt được những thành tích trong học tập ở tương lai.

Giang chia sẻ: “Em theo học tại trường từ năm lớp 6, những năm đầu, em vẫn được gặp và tiếp xúc với thầy. Cảm nhận của cô học trò khi gặp được PGS Văn Như Cương là một người thầy vô cùng gần gũi, thầy nói chuyện ai cũng yêu mến và rất quý thầy. Lên thắp hương cho thầy khiến em vô cùng xúc động”.

Hàng năm lớp lớp học sinh lại lên mộ để kính viếng người thầy kính yêu của bao thế hệ

Lần đầu tiên được lên viếng cố PGS Văn Như Cương, học sinh Nguyễn Nhật Minh, bồi hồi xúc động khi được dâng hương tưởng nhớ người thầy của ngôi trường Minh đang học.

Ban đầu cậu học sinh tưởng chỉ đi quanh quanh Hà Nội, không ngờ quãng đường đi lại mất gần 1h đồng hồ mới đến, điều này khiến cậu học trò nhỏ càng trân trọng chuyến đi.

Nhật Minh chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em lên viếng thầy Văn Như Cương, mỗi lần nhìn thấy hình ảnh của thầy là em cảm thấy rất tự hào và ấm áp. Mặc dù đây không phải lần đầu tiên em nhìn thấy ảnh thầy, nhưng mỗi lần được ngắm nhìn, em lại thấy đọng lại niềm tự hào trong em khó tả”.

Có 5 năm gắn bó với ngôi trường Lương Thế Vinh, em Đinh Lê Ngân An, học sinh lớp 10 rất vui và hãnh diện khi được là một trong những học sinh toàn trường lên viếng thăm mộ PGS Văn Như Cương nhân dịp đặc biệt.

Với An, thầy Cương như ông bụt, người Thầy, người cha, người bạn của của mọi lứa tuổi học sinh. Những câu nói của thầy vẫn đọng lại trong ký ức của mọi lứa học sinh. Mặc dù không được thầy trực tiếp giảng dạy, nhưng Ngân An được nhiều thế hệ đi trước truyền tải, các thầy cô cũng luôn nhắc về người thầy vĩ đại ấy.

Nhiều câu nói của thầy khiến cô học sinh lớp 10 nhớ vô cùng, trong đó có một câu Ngân An rất tâm đắc: “Biển học là mênh mông trong đó sách vở tuy quan trọng nhưng cũng chỉ là những vùng biển gần bờ”.

Với mỗi thế hệ học sinh Cố Nhà giáo như một ông bụt giữa đời thực

Ngân An chia sẻ, câu nói này khắc sâu trong tâm trí em kể từ khi học cấp 2, từ câu nói em biết việc học, hay sách vở tuy quan trọng nhưng không phải là yếu tố chính giúp con người đi xa. Muốn thành công, muốn đi xa phải vận dụng và tận dụng thêm những yếu tố khách quan khác: kỹ năng xã hội, mối quan hệ thầy cô, bạn bè,… để giúp bản thân phát triển hơn.

“Thầy dù đã ra đi mãi mãi nhưng chúng em sẽ không bao giờ quên một người thầy râu tóc bạc phờ. Hình ảnh đó chưa bao giờ phai nhoà ở mọi lứa tuổi học sinh”, Ngân An xúc động nói.

Cô Văn Thuỳ Dương, con thầy Cương cho biết, mỗi năm vào dịp 20/11 Trường Lương Thế Vinh đều tổ chức lên thắp hương, báo công đến thầy.

Với cô Văn Thùy Dương, Phó hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), mọi điều tốt đẹp cô đều học từ bố - cố PGS Văn Như Cương. Kỷ luật vừa đủ, không so sánh với 'con người ta' là cách dạy con của ông bố nổi tiếng này.

 

Cô Dương tâm sự, mẹ mình (cô Đào Kim Oanh - vợ cố PGS Văn Như Cương - PV) tuy tuổi già nhưng khoảng 1 tháng cô lại lên thăm thầy 1 lần. Gia đình phải "kìm" mẹ lại không thì mẹ chắc lên hàng tuần vì nhớ bố. "Mỗi lần lên đây, bà đều xúc động vì nhớ thương chồng", cô Dương chia sẻ.

Cô Dương cho biết, năm nay đội bóng của Trường Lương Thế Vinh lọt vào top 1/16 giải bóng đá học sinh THPT Hà Nội nên lên báo với thầy tin vui. Trước đây, Thầy Văn Như Cương cũng rất quan tâm đến các hoạt động thể thao của trường.

Cố Nhà giáo, PGS Văn Như Cương được biết đến là tác giả bộ sách giáo khoa hình học phổ thông (chương trình nâng cao) của Việt Nam, thành viên Hội đồng Giáo dục quốc gia Việt Nam. Nhà giáo Văn Như Cương từng là giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh. Thầy đã bảo vệ tiến sĩ toán học tại Liên Xô cũ, được phong hàm phó giáo sư.

Thầy Cương thành lập trường THPT Lương Thế Vinh năm 1989, là trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam kể từ năm 1975. Thầy Cương qua đời vào lúc ngày 9/10/2017.

 

Mộc Trà

Tin nổi bật