Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Gia đình đưa thầy Văn Như Cương về thăm trường Lương Thế Vinh lần cuối

(DS&PL) -

Theo di nguyện của PGS Văn Như Cương, hôm nay, gia đình sẽ đưa thi hài thầy về thăm trường phổ thông Lương Thế Vinh lần cuối để tạm biệt học trò.

Theo di nguyện của PGS Văn Như Cương, hôm nay, gia đình sẽ đưa thi hài thầy về thăm trường phổ thông Lương Thế Vinh lần cuối để tạm biệt học trò.

Tin tức trên báo Thanh niên, hôm nay 12/10, lễ viếng nhà giáo Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng Trường phổ thông Lương Thế Vinh sẽ được cử hành từ 10h30 đến 12h30 tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ truy điệu vào hồi 12h30 cùng ngày.

Đại diện gia đình PGS Văn Như Cương cũng chia sẻ là sẽ thực hiện một trong các di nguyện cuối của thầy Cương là đưa thi hài thầy về thăm trường lần cuối để tạm biệt các học trò.

PGS Văn Như Cương trò chuyện với các học trò Trường THPT Lương Thế Vinh. Ảnh Fanpage nhà trường.

Theo đó, sau lễ viếng và lễ truy điệu, từ 13h30 - 14h30 ngày 12/10, gia đình sẽ đưa thi hài thầy Văn Như Cương qua cơ sở A (Nam Trung Yên) và cơ sở 1 (Tân Triều) của Trường Lương Thế Vinh và làm lễ tiễn đưa thầy tại đây. Sau đó, đoàn xe sẽ đưa thầy qua đường 70 và di chuyển về Nghĩa trang Văn Điển để làm thủ tục an táng.

Theo báo Sài Gòn giải phóng, đây sẽ là cuộc tiễn đưa xúc động, đúng với tâm nguyện của người thầy giáo già đáng kính, bởi đương thời, PGS Văn Như Cương từng tâm sự: “Bố thầy nói rằng con sẽ khóc khi bước lên bục giảng đầu tiên và con sẽ hạnh phúc hơn nếu được sống những giờ phút cuối cùng bên học sinh thân yêu của mình".

Để tiễn đưa thầy, mỗi lớp học của trường Lương Thế Vinh đã cử đại diện giáo viên và 5 em học sinh đến viếng thấy ở nhà tang lễ. Nhiều phụ huynh cũng đã xin phép được đến viếng thầy cùng với đại diện của lớp. Còn lại, các thầy cô giáo, các em học sinh, phụ huynh sẽ tiễn đưa thầy khi thầy về thăm trường, thăm các em học sinh lần cuối.

Trao đổi với PV VietnamNet, bà Văn Thùy Dương, con gái của PGS Văn Như Cương, cho biết gia đình đã chuẩn bị các thủ tục để tổ chức tang lễ trang trọng nhưng không lãng phí và số tiền phúng viếng sẽ được dùng vào việc xây trường cho trẻ vùng cao.

"Lúc còn sống, thầy cũng đã nói với mẹ và chúng tôi, tâm nguyện lớn nhất của đời thầy sau khi qua đời là sẽ dùng số tiền phúng viếng để xây dựng ngôi trường cho trẻ em vùng cao mang tên điểm Trường Mầm non Na Ngao tại xã Đồng Tâm (Bắc Quang, Hà Giang). Phần còn lại sẽ được đưa vào Quỹ Tình thương của nhà trường để tiếp tục hỗ trợ các mảnh đời kém may mắn hơn", bà Dương cho hay.

Như báo Công lý đã đưa tin, vào lúc 0h28 ngày 9/10, PGS Văn Như Cương (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh) đã qua đời ở tuổi 80 sau khoảng thời gian chống chọi với bệnh tật. PGS Văn Như Cương mắc bệnh ung thư gan gần 3 năm nay.

PGS Văn Như Cương sinh năm 1937, tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1954, học xong phổ thông, ông ra Hà Nội học khoa Toán, đại học Sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp đại học, ông được giữ lại làm giảng viên của trường.

Năm 1954, ông rời Hà Nội về Vinh và là một trong những người đặt nền móng thành lập trường Đại học Vinh. Sau đó, ông theo học chương trình nghiên cứu sinh ngành Toán học tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (cũ) và bảo vệ thành công luận án Phó tiến sỹ vào năm 1971.

Trở về nước, ông tiếp tục sự nghiệp trồng người khi làm giảng viên môn Hình học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Vinh. Năm 1989, ông mở trường Lương Thế Vinh, trường phổ thông dân lập đầu tiên của Việt Nam từ khi đổi mới.

Ông chủ biên và trực tiếp biên soạn hơn 60 đầu sách giáo khoa, sách tham khảo phổ thông và giáo trình đại học về chuyên ngành hình học. Ông là tác giả bộ sách giáo khoa hình học phổ thông (chương trình nâng cao) của Việt Nam và là thành viên Hội đồng Giáo dục quốc gia Việt Nam. Sau đó, ông được phong hàm Phó giáo sư toán học.

PGS Văn Như Cương luôn được nhắc tới là một nhà giáo có tâm với nghề, được nhiều thế hệ học trò yêu mến và cảm phục, có nhiều bài giảng, triết lý sâu sắc khiến học trò luôn ghi nhớ. Đặc biệt, ông cũng nổi tiếng là người thẳng thắn, cương trực, luôn có những ý kiến phản biện sắc sảo để thúc đẩy sự phát triển của giáo dục nước nhà. Bởi vậy, sự ra đi của thầy đã để lại niềm thương tiếc, xót xa trong lòng nhiều người.

Nguyễn Hà (T/h)

Tin nổi bật