Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người Sài Gòn nửa đêm háo hức đi ăn 'xôi nhà xác'

(DS&PL) -

Quán tên Xôi Mặn, nhưng chẳng mấy ai biết đến cái “tên khai sinh” này. Hầu hết khách đến mua xôi, đều gọi là quán “xôi nhà xác”.

Quán tên Xôi Mặn, nhưng chẳng mấy ai biết đến cái “tên khai sinh” này. Hầu hết khách đến mua xôi, đều gọi là quán “xôi nhà xác”.

[mecloud]VSPM8Y5z0k[/mecloud]

Cứ tầm 4 giờ chiều đến 12 giờ khuya mỗi ngày, tại quán Xôi Mặn (409 Trần Phú, quận 5, TP.HCM) luôn tấp nập khách đến mua. Hẳn không ít người cảm thấy lạ khi xung quanh quán xôi là nhiều cơ sở, dịch vụ mai táng, thậm chí là cả nhà tang lễ khiến không khí nơi đây có phần u tịch.

Quán tên Xôi Mặn, nhưng chẳng mấy ai biết đến cái “tên khai sinh” này. Hầu hết khách đến mua xôi, đều gọi là quán “xôi nhà xác”.

Giải thích về tên gọi ớn lạnh, bạn Quốc Bảo (SV CĐKT Cao Thắng), là một khách hàng thường xuyên của quán, cho biết: “Do quán xôi nằm giữa khu toàn trại hòm với nhà xác, nhà tang lễ nên người ta mới gọi là “xôi nhà xác”.

Mình ăn xôi ở đây lâu rồi. Lúc trước đi học thêm buổi tối, mình ghé mua ăn lót bụng. Thấy xôi dẻo và ngon lắm, giờ thì thành khách ruột của quán luôn”.

Lạp xưởng được nhập về từ Sóc Trăng trông rất bắt mắt, khi ăn không có vị ngán.

Ông Lưu Bảo Minh (con trai thứ - chủ quán xôi đời thứ 2) kể, quán xôi này là do cha mẹ ông mở ra cách đây hơn 40 năm. Ban đầu, xe xôi được bán ở góc đường Nguyễn Tri Phương với Trần Phú. Được một thời gian, chủ nhà không cho thuê nữa nên cả gia đình ông mới chuyển về địa chỉ hiện tại, tiếp tục bán xôi.

Món xôi với những nguyên liệu và gia vị khá đơn giản nhưng rất ngon.

Lúc bấy giờ, khu vực xung quanh khá vắng vẻ, không mấy người kinh doanh ăn uống hay dịch vụ gì cả. Cho đến khi khởi công xây dựng hai nhà tang lễ của Bệnh viện An Bình với Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thì người ta bắt đầu mở nhiều cửa hàng bán hòm, dịch vụ mai táng, đội kèn tây, xe rồng...

Hành do gia đình ông Minh tự phi luôn vàng ươm và giòn ngon, hấp dẫn.

Ông kể thêm, trước đây quán còn có tên là “xôi nhún". Vì ngày xưa cha mẹ ông bán xôi trên cái xe đẩy bằng gỗ, cứ hễ đụng vào là nó nhún nhún nên khách gọi vui là “xôi nhún”. Từ đợt chuyển về địa chỉ mới, ngay trong khu vực “âm khí” này thì quán xôi của gia đình ông lại có thêm cái tên “xôi nhà xác”.

Mỗi ngày ông Minh đều bán được 2 - 3 nồi xôi như thế này.

"Nhớ lần có một khách đến mua xôi, mà cứ hối thúc tui làm thật nhanh. Tui thắc mắc thì khách mới nói là thấy trại hòm rồi nhà tang lễ cứ lạnh sống lưng, không dám đứng lâu. Nhưng thèm ăn xôi quá thì phải ráng chạy qua mua nhanh rồi về”, ông Minh kể.

Xôi nhà xác - Nghe thì sởn da gà nhưng lúc nào cũng nườm nượp khách.

Chị Hoa (nhân viên văn phòng), chia sẻ: "Tôi ăn xôi ở đây tuần khoảng hai lần. Thích nhất là xôi nóng được gói trong lá chuối tươi nên giữ được mùi rất thơm, ngon. Với riêng tôi thì, có lẽ ở khắp Sài Gòn này chỉ có quán “xôi nhà xác” là hợp khẩu vị nhất”.

Ông Minh chia sẻ đã có nhiều khách cảm thấy sợ khi đi mua xôi "nhà xác".

Nghe lời khen của nhiều thực khách, ông Minh cười hiền. Tiết lộ về bí quyết tạo nên hương vị đặc trưng của món xôi, ông cho biết trong một gói xôi thì sẽ có đầy đủ lạp xưởng, chà bông, đậu phộng như bao tiệm xôi khác.

Bên trái quán xôi là nhà xản xuất khăn tang, áo tang, nhang đèn, vàng mã... Đối diện quán xôi "nhà xác" là trại hòm.

“Điều đặc biệt là nước tương tôi mua loại ngon và chế biến lại theo công thức của cha tôi. Mỡ hành thì tôi không làm sẵn, bán tới đâu làm tới đó. Vì nếu làm sẵn, hành sẽ bị chuyển màu vàng, ngấm dầu nhiều khiến mất mùi hăng hắc của hành lá tươi. Riêng lạp xưởng, tôi đặt hàng từ Sóc Trăng lên, tuyệt đối không mua lạp xưởng chỗ lạ. Nhờ vậy mà mấy chục năm rồi xôi vẫn nguyên vị như hồi xưa”, ông Minh vui vẻ nói.

Xôi được gói trong lá chuối tươi thành cuốn dài, như bánh tét. Giá chỉ 10.000 đồng/gói nhưng rất ngon, vừa miệng thực khách.

Một điều thú vị nữa chính là cách ăn độc đáo của quán xôi. Ở đây, xôi sẽ được gói trong lá chuối tươi thành cuộn dài như bánh tét. Khách ăn tới đâu thì xé lá chuối tới đó. Tuyệt đối không sử dụng muỗng. Lý giải về cách ăn này, chủ quán cho biết: “Vì sợ chất nhựa của muỗng khi gặp xôi nóng sẽ không tốt cho sức khỏe của khách hàng”.

Khách luôn tấp nập nên phải cần đến ba người bán mới làm kịp.

Chính nhờ sự khác biệt như thế mà chỉ trong 8 đến 9 giờ đồng hồ, cả ba nồi “xôi nhà xác” đã nhanh chóng bán hết. Theo ông Quyền (anh trai ông Minh), xe xôi là nguồn thu nhập chính của cả gia đình. Và với lượng khách đến mua quá đông, muốn phục vụ kịp thời cho khách thì cả gia đình phải thay nhau đứng bán liên tục.

Cách ăn không dùng muỗng độc đáo của “xôi nhà xác”, ăn tới đâu xé lá chuối tới đó.

Bà Hằng (chủ trại hòm Nhơn Thọ, đối diện quán xôi) tỏ ra hài lòng: “Quán này mở cũng mấy chục năm rồi đó. Xôi ngon lắm, tui ăn nào giờ không thấy ngán. Ở Sài Gòn mà chỉ bỏ ra có 10.000 đồng để ăn gói xôi chất lượng như vậy là quá rẻ. Đêm nào cũng khách cũng đứng đông đen. Thu nhập trung bình cũng phải cả chục triệu chứ không ít đâu”.

Chỉ với 10.000 đồng, chúng ta đã có trong tay một gói “xôi nhà xác” thơm ngon. Với từng hạt xôi mềm dẻo, nóng hổi. Bên trên được chan một lớp mỡ hành và nước tương gia truyền. Tiếp theo là lớp chà bông đầy ụ, một muỗng đậu phộng rang béo ngậy.. Hành phi và những miếng lạp xưởng đỏ hồng được xếp lên trên, nhìn vô cùng kích thích vị giác.

Với gia đình và riêng ông Minh, có lẽ cái tên “xôi nhà xác" khách tự đặt này đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Song, những khách đến quán đều nhận xét, chính hương vị đặc trưng của món xôi mới là yếu tố níu chân họ.

Xem thêm video:

[mecloud]QjidcaSDta[/mecloud]

Tin nổi bật