Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người phụ nữ suýt mất mạng vì ăn loại củ "đen xì mọc dưới nước" thay cơm

  • Như Quỳnh (T/h)
(DS&PL) -

Sau bữa tối với món củ ấu tàu, người phụ nữ 56 tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch với các triệu chứng nôn, tê môi, chân tay, đau bụng và tụt huyết áp.

Báo Hà Nội mới cho biết, sáng 11/4, theo tin từ Bệnh viện trung ương Quân đội 108, tại đây vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân 56 tuổi nhập viện vì buồn nôn, tê bì môi và chân tay, tụt huyết áp, đau bụng và buồn đi ngoài sau khi ăn một lượng lớn củ ấu tàu thay cơm khoảng một giờ.

Theo lời kể của gia đình người bệnh, trước khi nhập viện, người bệnh đã từng ăn củ ấu tàu số lượng ít và không có biểu hiện dị ứng. Bệnh nhân không có tiền sử dị ứng thực phẩm hay thuốc.

Sau khi khám và làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán ngộ độc aconitine trong củ ấu tàu. Bệnh nhân được điều trị vận mạch, cân bằng điện giải và thuốc chống loạn nhịp. Bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt, hồi phục và ra viện sau 4 ngày.

Theo VnExpress, củ ấu tàu (còn gọi xuyên ô, thảo ô) là một dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền nhưng chứa aconitin – chất độc cực nguy hiểm. Nếu chế biến hoặc sử dụng sai cách, chất này có thể gây loạn nhịp tim, tụt huyết áp, sốc tim, và thậm chí tử vong.

Người phụ nữ suýt mất mạng vì ăn loại củ ấu tàu thay cơm. Ảnh minh họa.

Bác sĩ Nguyễn Hà Anh, Khoa Da liễu, cảnh báo các triệu chứng của ngộ độc củ ấu tàu như buồn nôn, tê môi, tê chân tay, và tụt huyết áp, dễ bị nhầm với sốc phản vệ, một phản ứng dị ứng nặng thường xảy ra nhanh chóng khi lần đầu tiếp xúc với tác nhân lạ. Sốc phản vệ đáp ứng tốt với adrenaline, trong khi ngộ độc aconitin cần phác đồ điều trị hoàn toàn khác.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo không tự ý sử dụng củ ấu tàu hoặc bất kỳ loại thảo dược độc tính cao nào. Việc chế biến theo truyền miệng (ngâm rượu, nấu cháo, sắc thuốc...) mà không hiểu rõ liều lượng và cách khử độc tiềm ẩn rủi ro lớn. Một số dược liệu chỉ an toàn khi đã qua xử lý đúng quy trình và sử dụng với liều lượng được kiểm soát nghiêm ngặt. Trước khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào, người dân nên tham khảo ý kiến bác sĩ y học cổ truyền, dược sĩ hoặc các cán bộ y tế có chuyên môn.

Ngoài ra, sau khi ăn xuất hiện các dấu hiệu ngộ độc như: Buồn nôn, chóng mặt, tê bì chân tay, đau bụng, hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở hoặc tụt huyết áp… cần đi khám ngay. Đây là những biểu hiện nghiêm trọng, người bệnh cần được cấp cứu kịp thời. Không nên cố chờ đợi hay tự điều trị tại nhà vì bệnh có thể diễn tiến rất nhanh và nặng lên trong vài giờ.

Tin nổi bật