Cụ thể, Hiroko Hatagami 51 tuổi ở Nhật Bản đã liên tục gọi điện quấy rối cảnh sát trong suốt 2 năm 9 tháng chỉ để nói với cảnh sát rằng bà rất cô đơn.
Theo đó, người phụ nữ đã gọi tổng cộng 2.761 cuộc điện thoại khẩn cấp, dẫn đến việc Sở cảnh sát Matsudo Higashi thuộc cơ quan cảnh sát tỉnh Chiba phải tiến hành bắt giữ bà.
Được biết Hiroko Hatagami là một cư dân thất nghiệp, bà đã rảnh rỗi và không có người bầu bạn nên đã dẫn đến hành động trên.
Nghi phạm sau đó được cho là đã thừa nhận các cáo buộc. Khi cảnh sát hỏi lý do tại sao làm như vậy, Hiroko nói: "Tôi rất cô đơn và muốn ai đó lắng nghe, quan tâm đến tôi".
Bà Matsudo Hatagami bị cáo buộc liên tục dùng điện thoại cố định của mình, của nhà hàng xóm, điện thoại di động và các thiết bị khác để gọi khẩn cấp tới cảnh sát cứu hỏa phàn nàn: "Tôi bị đau bụng", "Tôi đã uống một lượng lớn thuốc", "Chân tôi bị đau" và nêu ra các triệu chứng khác, mặc dù bà không thực sự bị ốm.
Ảnh minh họa
Sau khi nói dối về bệnh trạng, người phụ nữ này yêu cầu Sở cứu hỏa Matsudo gửi xe cứu thương. Hành động này lặp lại hàng nghìn lần trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/2020 đến ngày 25/5/2023. Những khi xe cứu thương đến, bà Hiroko đều từ chối lên xe với lý do: "Tôi không muốn đi xe cấp cứu" và "Tôi không gọi".
Sở cứu hỏa và đồn cảnh sát đã nhiều lần cảnh báo bà Hiroko ngừng gọi điện khi không cần thiết, nhưng bà vẫn tiếp tục làm như vậy. Do đó, đơn vị cứu hỏa phải nộp báo cáo thiệt hại cho cảnh sát vào ngày 20/6.
Nhật Bản được biết đến với một quốc gia phát triển giàu mạnh nhưng bên cạnh đó là vấn đề già đi của dân số. Nhật Bản có hơn 5 triệu người cao tuổi sống cô đơn tại những căn hộ ở khắp đất nước vì thế mà số thi thể chết cô đơn ngày càng tăng.
Có lẽ, vì cuộc sống phát triển cùng với những điều kiện phúc lợi xã hội ngày càng được nâng cao, cho nên cuộc sống của những người già ở quốc gia này không còn là mấy “gánh nặng” hay là “nghĩa vụ” đối với người trẻ. Người già có thể sống một mình, tại những căn nhà hay căn hộ mà không cần ở cùng con cái họ. Và cũng bởi vì thế khi họ đau ốm cũng không ai biết – cũng tự thân lo cho mình, thậm chí là đến khi chết cũng không có ai bên cạnh.
Những cái chết cô độc trở thành nỗi ám ảnh của những người già. Đây là điều vô cùng đau đớn đối với họ khi họ chết chỉ có một mình. Nhiều người gia cô đơn ở Nhật Bản còn chọn cách làm vi phạm pháp luật để “được” vào tù thay vì sống cuộc sống hiện tại.
Yamada người đứng đầu Trung tâm Phục hồi chức năng tin rằng, nhiều tội phạm lớn tuổi chỉ sử dụng nghèo đói như một cái cớ. Vấn đề chính của họ là sự cô đơn, thế nên họ vào tù chỉ để tìm những người bạn.
Theo nhà nhân khẩu học Newman, ngoài các suy nghĩ cực đoan tìm cách vào tù, tự tử đang trở nên phổ biến hơn ở những người cao tuổi Nhật Bản vì họ không muốn gây rắc rối cho người khác.
Thùy Dung (T/h)