Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người Nhật bật mí mẹo ăn cơm “thả ga” nhưng vẫn giúp ổn định đường huyết, có 1 điều trái ngược với người Việt

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường khá phức tạp, có thể do yếu tố di truyền cũng có thể do thường xuyên sử dụng những thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao, thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo... Một chế độ ăn uống thiếu cân bằng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Tại sao người Nhật cũng ăn cơm nhưng đường huyết luôn được kiểm soát?

Đồ ăn kèm thanh đạm

Khẩu phần ăn của người Nhật rất nhỏ, ngoài ra, những món ăn cùng cơm của người Nhật khá thanh đạm, ít món xào dầu mỡ, chiên rán. Điều này sẽ hạn chế lượng đường trong máu tăng cao.

Ăn cơm dạng nguội

Khác với người Việt Nam hay một số quốc gia châu Á khác người Nhật cũng chủ yếu ăn cơm dạng nguội như sushi, cơm nắm... Do các phân tử tinh bột tập hợp lại với nhau và tạo ra nhiều tinh bột kháng, con người không dễ tiêu hóa và hấp thụ nên đã giảm việc tăng đột ngột lượng đường trong máu. Chính vì vậy, những bệnh nhân tiểu đường nên kiểm soát đường huyết bằng việc để cơm nguội rồi mới ăn thay vì ăn cơm nóng như thói quen thông thường.

Bác sĩ Trịnh Bồi Phấn, trưởng Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Chiết Giang, đã chỉ ra: "Dù cơm nguội, thịt và rau khó tiêu hóa nhưng chúng có thể trì hoãn sự gia tăng lượng đường và lipid máu sau bữa ăn, giúp cải thiện hệ vi khuẩn đường ruột và có lợi hơn cho sức khỏe đường ruột.

Tuy nhiên, cần lưu ý, thức ăn lạnh sẽ khiến các mạch máu trong dạ dày tạm thời co lại, từ đó ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch tiêu hóa và nhu động ruột, không thích hợp cho người gầy, khả năng tiêu hóa kém. Ngoài ra, gạo để quá lâu ở nhiệt độ phòng có thể bị nhiễm vi khuẩn, ăn loại gạo này sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm."

Thêm giấm khi nấu cơm

Khá nhiều người Nhật không nấu cơm bằng nước lọc mà thay thế bằng giấm trắng, hoặc họ có thể trộn giấm vào cơm khi cơm chín để tăng hương vị, ăn chung với cá tạo thành món sushi.

Người Nhật cho rằng giấm giúp cơm để được lâu hơn, tránh ôi thiu. Đồng thời cơm được nấu bằng giấm sẽ dậy mùi hơn, chín mềm hơn. Trong chế độ ăn nhiều carbohydrate như cơm, thêm giấm sẽ làm tăng độ nhạy insulin từ 19%-34%, ngăn chặn phản ứng tăng đường huyết, giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, giấm là loại nước không có calo, không chất béo, không cholesterol nhưng lại có chứa thành phần acid amin. Điều này sẽ giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ, đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, rất tốt trong việc hỗ trợ giảm cân.

Nhai chậm

Ăn quá nhanh không có lợi cho việc kiểm soát lượng thức ăn, đồng thời quá trình hấp thụ thức ăn sẽ bị ảnh hưởng, đường huyết tăng nhanh, nên nhai chậm và kiểm soát thời gian ăn trong vòng 15-30 phút.

Thứ tự các bữa ăn là quan trọng

Để đảm bảo lượng đường trong máu ổn định, nên uống nước canh trước, sau đó ăn rau và thịt có nhiều chất xơ. Tiếp đến đợi vài phút rồi mới ăn thức ăn chính, điều này không chỉ giúp tăng cảm giác no mà còn tránh tăng đường huyết sau bữa ăn.

Định lượng theo thời gian

Các bữa ăn nên được chia khẩu phần đúng giờ, đặc biệt phải cố định lượng thức ăn chủ yếu. Nếu đúng giờ thì khoảng cách giữa hai bữa ăn khoảng 4 tiếng, đảm bảo thức ăn đa dạng và cân đối về mặt dinh dưỡng.

Ăn nhiều chất xơ

Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa carb và hấp thụ đường, nhờ đó giúp lượng đường trong máu tăng ổn định. Có 2 loại chất xơ là chất xơ không hòa tan và hòa tan. Tuy nhiên, chất xơ hòa tan đã được chứng minh là có tác dụng cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu hơn so với chất xơ không hoà tan.

Thực phẩm giàu chất xơ gồm rau, trái cây, cây họ đậu, các loại ngũ cốc. Lượng chất xơ hàng ngày khoảng 25 gam/ phụ nữ và 38 gam/nam giới.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật