Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nào?

  • Việt Hương (T/h)
(DS&PL) -

Trợ cấp thất nghiệp là một trong những chế độ mà người lao động sẽ được hưởng khi nghỉ việc. Trong một số trường hợp người lao động sẽ không được giải quyết.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo đó, người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ 4 điều kiện.

Thứ nhất là người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Thứ hai, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng xác định thời hạn và không xác định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng đối với hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.

Thứ ba, người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

Thứ tư, người lao động chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp.

Người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. (Ảnh: Lao động)

Người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nào?

Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Không đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời gian theo quy định

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013 hoặc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật Việc làm 2013 thì mới được giải quyết hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Do đó, trường hợp người lao động không đáp ứng đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp nêu trên thì không được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ việc.

Không nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp đúng quy định

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 và Khoản 3 Điều 49 Luật Việc làm 2013 thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm để được giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Không thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định

Theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm 2013 thì trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc tìm kiếm việc làm, trừ một số trường hợp.

Người lao động thuộc trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp

Khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 quy định người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp cụ thể sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khác.

Tin nổi bật