Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người khuyết tật không còn phải “đi bên lề” du lịch

(DS&PL) -

Cũng như những du khách bình thường khác, người khuyết tật giờ đây có thể chạm tay vào Nóc nhà Đông Dương, check-in đỉnh Bà Nà Hills, khám phá miền đất rồng Hạ Long… để t

Cũng như những du khách bình thường khác, người khuyết tật giờ đây có thể chạm tay vào Nóc nhà Đông Dương, check-in đỉnh Bà Nà Hills, khám phá miền đất rồng Hạ Long… để tận hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ trong đời, bởi có những khu du lịch không “bỏ rơi” họ.

Lối đi VIP đón khách đặc biệt

Chỉ một tháng sau ngày khai trương tuyến cáp treo kỷ lục thế giới tại Việt Nam Fansipan Sa Pa, “chàng trai xương thủy tinh” Vũ Ngọc Anh đã có mặt tại ga đi cáp treo để thực hiện ước mơ lớn nhất trên “hành trình chinh phục 4 cực và 1 điểm” của mình.

30 tuổi, hơn 150 lần gãy xương cũng không thể khiến tác giả tự truyện “Không thể vỡ” chùn bước trước khát khao khám phá những điểm đến du lịch đẹp đẽ của quê hương. Anh đã từng chinh phục nhiều địa danh chỉ bằng hai đầu gối, bao gồm cả đỉnh cực Bắc Lũng Cú. Tuy nhiên, nóc nhà Đông Dương mới là mục tiêu lớn nhất.

Đã có lúc, Ngọc Anh nuôi ý định điên rồ sẽ tự chinh phục đỉnh cao 3.143m bằng hai đầu gối theo đường rừng nhưng rồi đành gạt bỏ vì tự lượng sức mình. Vậy nên, như Ngọc Anh chia sẻ, sự xuất hiện của cáp treo Fansipan Sa Pa đã giúp những du khách đặc biệt như anh đến gần với ước mơ.

Tới cổng khu du lịch Sun World Fansipan Legend, chứng kiến cả ngàn du khách xếp hàng qua cổng soát vé để chờ di chuyển qua nhiều lớp cầu thang zigzag dẫn tới điểm xuất phát của hệ thống cáp treo, đang hít một hơi dài chuẩn bị tinh thần chờ đợi, chàng trai xương thủy tinh bất ngờ khi được nhân viên hướng dẫn mời đi theo một lối riêng.

Đó là lối đi được trải thảm và ốp đá rất đẹp, hoàn toàn bằng phẳng, không có những lớp cầu thang và du khách cũng không phải xếp hàng. Chỉ trong 5 phút, Vũ Ngọc Anh đã được hỗ trợ lên cabin cáp treo dễ dàng. Trước sự ngạc nhiên của khách về “món quà bất ngờ”, nhân viên hướng dẫn nhà ga giải thích, đây là lối đi dành để đón khách đặc biệt.

Sau 15 phút đi cáp treo và hơn một giờ đồng hồ chinh phục gần 700 bậc thang đá bằng hai đầu gối, chàng trai xương thủy tinh đã chạm tay vào cột mốc 3.143m. Đi bên cạnh anh qua gần 700 bậc thang lúc nào cũng có nhân viên an ninh của khu du lịch, chỉ để đảm bảo anh có thể được giúp đỡ bất cứ lúc nào nếu cần, để động viên và hướng dẫn anh cách thở đúng, để đỡ mất sức.

Chia sẻ sau hành trình, Ngọc Anh cho biết: “Bất ngờ trước công trình cáp treo kỷ lục nhưng điều khiến tôi ấn tượng chính là lối đi riêng mà khu du lịch đã thiết kế để chào đón những du khách đặc biệt như mình. Điều đó cho tôi thấy mình được trân trọng!”

Và quy trình đón khách khuyết tật chuyên nghiệp

Càng ngày, du lịch Việt Nam càng nhận ra rằng mình đang lãng phí một nguồn doanh thu khi “bỏ quên” 8 triệu du khách khuyết tật, bởi cũng như những người bình thường, họ đều mong được đi đây đó, được vui chơi trải nghiệm điểm đến.

Đã có những thành phố thay đổi cơ sở hạ tầng, để đón những vị khách khác biệt này, như Đà Nẵng từ năm 2015 đã có lối đi ra biển cho du khách khuyết tật tại Mỹ Khê. Trước đó, “công viên của những kỷ lục” Sun World Danang Wonders ngay giữa trung tâm thành phố cũng có muôn vàn lối đi xanh mát chào đón các vị khách đặc biệt.

Thậm chí, tại khu du lịch Sun World Ba Na Hills, những lối đi riêng như thế đã hoạt động từ 10 năm trước, được thiết kế đẹp và luôn rợp bóng cỏ hoa. Nhiều thời điểm, những lối đi rộng rãi đón khách khuyết tật đông vui tấp nập không kém lối đi cho những du khách thông thường. Hay lối đi rợp sắc cẩm tú cầu dành cho xe lăn ở khu vực khách sạn Morin còn được nhiều du khách ca ngợi là một trong những điểm check-in siêu đẹp tại Làng Pháp.

Cả một quy trình đón khách khuyết tật cũng được xây dựng và thực hành bài bản, chu đáo, chuyên nghiệp tại các khu du lịch Sun World thuộc Tập đoàn Sun Group. Đến Bà Nà Hills, ngay khi khách vừa tới, sẽ lập tức được các nhân viên hỗ trợ đi theo đường riêng lên cáp. Ở bất cứ điểm thăm quan nào, chỉ cần du khách đưa tay, sẽ có người đỡ, dìu, cõng khi mệt mỏi. Du khách có vấn đề về sức khỏe, có đội ngũ y tế; trời mưa có ô che, trời nắng có ghế nghỉ được bố trí khắp nơi dưới tán cây xanh mát; có cả hệ thống nhà vệ sinh riêng thuận tiện cho những người không lành lặn…

Anh Lee Jung Hwang, du khách Hàn Quốc chia sẻ: “Mẹ tôi bị liệt hai chân gần chục năm nay. Để đưa bà đi du lịch, gia đình tôi gặp không ít khó khăn, vất vả. Nhưng khi đến với Bà Nà Hills và Sun World Halong Complex, chúng tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm, thư thái. Dù đi đường thường hay cáp treo, dưới công viên hay lên núi, mẹ con tôi đều được hỗ trợ theo những lối đi riêng tuyệt đẹp. Nhân viên luôn sẵn sàng giúp đỡ với nụ cười thường trực trên môi. Đó sẽ là những ấn tượng sâu sắc về đất nước, con người Việt Nam tôi mang theo khi về nước”.

Ấn tượng đẹp đó chẳng phải là điều mà du lịch Việt Nam hay bất kỳ một điểm đến nào đang hướng tới đó sao?

Tin nổi bật