Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người Hà Nội quây quần bên bếp củi luộc bánh chưng đón Tết Nguyên Đán

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Vào những ngày giáp tết Ất Tỵ, người dân Thủ đô vẫn giữ truyền thống cùng nhau ngồi gói bánh chưng đón Tết cổ truyền.

Gói bánh chưng từ lâu đã là một nét văn hóa, một tục lệ không thể thiếu mỗi độ Tết đến xuân về của người Việt. Đặc biệt, trong những năm gần đây, người Hà Nội có xu hướng quay trở lại với việc tự tay gói và luộc bánh chưng, thay vì mua sẵn. Bởi vậy, vào những ngày cuối năm, hình ảnh những nồi bánh chưng bập bùng lửa đỏ trên hè phố đã trở nên quen thuộc.

Trên nhiều vỉa hè ở Hà Nội, lửa đã bắt đầu bập bùng, các gia đình quây quần bên nồi bánh chưng nghi ngút khói.

Trong tâm thức của nhiều người, khoảnh khắc quây quần bên nồi bánh chưng, cùng nhau gói bánh, trông bánh, là dịp để những người thân trong gia đình, hàng xóm gắn kết, tâm tình về những vui buồn của một năm đã qua.

Bánh chưng phải nấu liên tục trong 12 tiếng mới có thể vớt ra, chưa kể phải cấp nước, cấp củi liên tục để bánh chín đều. Các gia đình phải cử người thay nhau canh nồi bánh chưng.

Từ bao đời nay, việc tự gói bánh, trông nom bếp lửa, rồi dâng những chiếc bánh chưng thơm ngon lên bàn thờ tổ tiên đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa tâm linh của người Việt, thể hiện lòng thành kính và biết ơn.

Trên các nẻo phố phường, nhiều gia đình thay nhau canh lửa, tạo nên không khí Tết ấm áp.

Nồi bánh chưng chờ chín.

Ảnh: Sức khỏe & Đời sống, Báo Phụ nữ TP.HCM, Giáo dục &Thời đại

Tin nổi bật