Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người giàu ở Triều Tiên sống như thế nào?

(DS&PL) -

Những người giàu có ở quốc gia này, đặc biệt là tại thủ đô Bình Nhưỡng, có một đời sống khá sung túc, đầy đủ, trang tổng hợp tin tức Global Post (Mỹ) cho hay.

Người nước ngoài thường hình dung Triều Tiên như một đất nước thiếu thốn và đói khổ. Tuy nhiên, những người giàu có ở quốc gia này, đặc biệt là tại thủ đô Bình Nhưỡng, lại có một đời sống khá sung túc, đầy đủ, trang tổng hợp tin tức Global Post (Mỹ) cho hay.

Người giàu, họ là ai?

Nguồn tin của Global Post còn cho biết những người xuất thân từ gia đình quan chức tại Triều Tiên, hay còn được gọi là “giai cấp cốt lõi”, được hưởng một cuộc sống dễ chịu hơn hẳn so với những công dân bình thường.

Tuy nhiên, không phải tất cả những người giàu có Triều Tiên đều là các quan chức chính phủ. Trong hai thập kỷ qua, một bộ phận đang giàu lên rõ rệt, rất nhiều trong số đó là nhà buôn, doanh nhân, những người có thu nhập khá cao so với mức trung bình cả nước.

Những người sống và làm việc tại Bắc Triều Tiên nhận thấy tầng lớp trung lưu như thế ngày càng tăng kể từ năm 2009, không chỉ trong thủ đô mà còn ở các nơi khác nữa.

Không ai có con số thống kê chính thức về số người giàu của Triều Tiên cũng như tài sản của họ nhưng theo tính toán, một gia đình kiếm được hơn 300-400 USD/tháng đã được coi là khá dư giả. Còn những người thu nhập hàng ngàn USD thì thuộc tầng lớp giàu.

Cuộc sống của giới nhà giàu

Bắc Triều Tiên được biết đến như một ốc đảo nghèo đói, nơi đa số người dân phải chạy ăn từng bữa, người dân lao động cực nhọc còn trẻ nhỏ phải ăn vỏ cây để sinh tồn.

Câu chuyện đó có thể chỉ là một phần của bức tranh tổng thể.

Nếu như trước đây, các quan chức có thể ăn thịt lợn và xem tivi màu trong căn hộ rộng rãi - những điều mà dân thường không dám mơ tới thì ngày nay, thực tế tầng lớp giàu có mới nổi đã sắm xe riêng, ăn tại nhà hàng, sống tương đối tiện nghi.

Đây có lẽ là đất nước có tỷ lệ sở hữu xe hơi thấp nhất trên thế giới: chỉ có 30.000 chiếc xe/24 triệu dân. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, vào giờ cao điểm, các đường phố trống vắng trước đây lại có dấu hiệu kẹt xe.

Xe hơi không còn là thứ hiếm thấy ở Triều Tiên

Theo lời kể của các cựu nhân viên viện trợ, các thương gia hay nhà ngoại giao từng được tự do đi lại ở thủ đô Bình Nhưỡng thì thành phố này sạch bong, ít tội phạm và có nhiều cửa hiệu cà phê, quán bia, trung tâm thể thao và cả rạp chiếu phim.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cùng phu nhân Re Sol-ju đang tham dự lễ khai trương một nhà hàng ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Ở trung tâm Bình Nhưỡng, các cửa hàng bách hóa đầy hàng hóa đến từ khắp thế giới: sô-cô-la Thụy Sĩ, các gói Doritos, xúc xích Đức, Coca-Cola và rượu vang Ý. Quần áo ở các cửa hiệu Zara Tây Ban Nha, nước hoa và bộ trang điểm hiệu Chanel.

Nhiều nhãn hiệu mỹ phẩm nổi tiếng thế giới đã xuất hiện trong một số cửa hàng ở Triều Tiên

Tại đây còn có loại bia Taedonggang- một loại bia đóng chai do nhà nước sản xuất, từng được tờ The New York Times đánh giá là loại bia ngon nhất tại bán đảo Triều Tiên.

Dây chuyền sản xuất bia bên trong nhà máy ủ bia ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Phố Changjon là trung tâm thay đổi, có các căn hộ cao tầng, nhà hàng mới và cửa hàng bách hóa.

Tại trung tâm dành cho giới nhà giàu Triều Tiên này, khách mua sắm có thể tìm thấy giày hiệu Adidas và rượu whiskey Mỹ, đồng hồ và đồ trang sức trưng bày đầy kệ.

Các phụ nữ trẻ ăn diện đặt điện thoại di động và xách tay thanh lịch trên bàn và ngồi thưởng thức đồ uống trong tiệm Sunrise Coffee & Bakery trên đường Changjon. Nữ tiếp viên đi quanh các bàn, tay cầm iPad sẵn sàng ghi các món do khách gọi.

Số liệu mới nhất cho thấy 1,4 triệu người ở Bắc Triều Tiên sử dụng điện thoại di động và nhu cầu máy vi tính cao. Mặc dù chỉ một số ít dân tiếp cận được internet, có laptop chứng tỏ có ưu thế.

Một đoàn xe taxi mới chạy kiếm khách trên các phố của Bình Nhưỡng, bên cạnh các xe điện và xe buýt công cộng lỗi thời, không được bảo dưỡng tốt. Được biết có hơn 1.000 chiếc taxi được nhập từ Trung Quốc.

Đường phố Bình Nhưỡng rộng rãi và sạch sẽ, không ùn tắc như một số thành phố khác

Trong hai năm qua, Bình Nhưỡng đã thay đổi. Các doanh trại quân đội và các nhà tranh tồi tàn ở hai bên bờ sông Taedong được thay thế bằng các khu trượt pa-tanh, sân chơi, sân tennis và sân bóng rổ.

Tại một công viên giải trí.

Bowling, một môn chơi được xem là đẳng cấp của nhà giàu cũng đã có mặt khá lâu tại Bình Nhưỡng.


Tại các công viên, trẻ em xếp hàng mua kẹo dẻo và kẹo bông từ những người bán hàng rong.

Công viên nước Munsu, khai trương năm 2013 ở thủ đô Bình Nhưỡng, với thiết kế hiện đại thu hút nhiều khách.

Các phương tiện truyền thông do nhà nước kiểm soát khẳng định các công viên này “xây cho người dân vui chơi”. Nhưng vui chơi có giá: 10 won (0,8 xu) tiền vào cổng và 60 won (5 xu) sử dụng sân chơi. Tiền thuê một đôi giày trượt pa-tanh là 2.000 won (15 Mỹ kim), trong khi một giờ thuê sân bóng rổ có giá 4.000 won (31 Mỹ kim).

Hai phụ nữ Triều Tiên tại khu bơi lội ở trung tâm giải trí Haedanghwa.

Dân Triều Tiên sành điệu còn thường tới các quán cà phê, ăn bánh mì kẹp thịt và pizza.

Họ tới quán cà phê Viennese tại quảng trường Kim Nhật Thành, nơi có bán “Wiener Melange”, một loại thức uống đặc biệt của Áo, giống với loại cà phê sữa hảo hạng cappuccino của Ý; hoặc tới các quán trên đường Sungri (Thắng Lợi) hay nhâm nhi trà trong một số ít các khách sạn lớn ở Bình Nhưỡng.

Ở Triều Tiên, loại thức ăn nhanh này được đổi tên thành “bánh mì thịt bằm”, còn nước giải khát cola thì được gọi là “nước đường carbonate”, theo Global Post.

Một số ít tiệm bán thức ăn nhanh tại Triều Tiên hiện còn phục vụ cả khoai tây chiên, gà rán và pizza. Ngoài tầng lớp khá giả Triều Tiên, du khách nước ngoài đi trên chuyến bay của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo cũng được ăn loại “bánh mì thịt bằm” này.

Tin nổi bật