Ngay từ sáng sớm nay (23 tháng Chạp) người dân Hà Nội đã tất bật với công việc làm lễ cúng ông Công, ông Táo. Sau khi lễ cúng đã hoàn tất ai nấy đều mang cá chép ra sông, hồ để phóng sinh.
Sáng sớm ngày 8/2 (tức 23 tháng Chạp) nhiều người dân Hà Nội đã đến các điểm như: Hồ Tây, Cầu Long biên, Cầu Chương Dương… để thả cá tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. |
Mặc dù thời tiết Hà Nội sáng nay khá lạnh, nhưng người dân vẫn tranh thủ làm lễ và thả cả từ sáng sớm để đi làm. Theo quan sát, năm nay người dân đi thả cá đã có ý thức bảo vệ môi trường khi không vứt rác xuống sông, hồ mà gom thành từng đống hoặc chuyển cho sinh viên tình nguyện. |
Nhiều phụ huynh đưa trẻ nhỏ đi thả cá để giáo dục truyền thống dân tộc. |
Tại các điểm thả cá đều có lực lượng sinh viên tình nguyện, cán bộ phường, người từ thiện… đứng ra hướng dẫn người dân thả cá đúng cách không làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. |
“Năm nào tôi cũng đi thả cá ở đây (Cầu Chương Dương – PV), những năm trước tôi thường vứt luôn túi nilon xuống sông sau khi thả xong. Năm nay, có các bạn sinh viên tình nguyện ở đây hướng dẫn nên tôi không còn vứt nữa. Tôi nghĩ việc làm này là đúng và ý nghĩa nên sẽ thực hiện từ những năm tiếp theo”, anh Hoàng Tuấn (Long Biên, Hà Nội) cho biết. |
Các bạn sinh viên thu gom rác từ những người đi thả cá để lại. |
Trong đội tình nguyện còn có sự góp mặt của các bạn SV nước ngoài. |
Nhiều người đi thả cả tỏ ra vui vẻ khi có sự trợ giúp của lực lượng sinh viên tình nguyện tại cầu Long Biên. |
Sư thầy Thích Tịnh Giác gần 10 năm có mặt ở Hồ Tây để hướng dẫn người dân thả cá. |
Sư thầy chia sẻ: “Tôi ở đây giúp mọi người thả cá đã được gần 10 năm, những năm đầu tiên rác rất nhiều nhưng đến năm nay đã không còn những hình ảnh đó nữa. Thả cá phóng sinh là một nét đẹp văn hóa và chúng ta chỉ nên tô đẹp hơn truyền thống đó tránh làm ảnh hưởng tới môi trường”. |
Hoàng Công