Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người đàn ông phải nhập viện cấp cứu vì món ăn ưa thích của "phái mạnh"

  • Nguyễn Linh
(DS&PL) -

Người đàn ông 55 tuổi được chẩn đoán bị tắc ruột và có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Ngày 2/1, theo thông tin từ tờ Dân Trí, người đàn ông 55 tuổi, sống tại Đông Triều được đưa vào Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) trong tình trạng đau bụng từng cơn, bí trung tiện vào ngày 31/12/2023.

Sau khi thăm khám, dựa trên hình ảnh cắt lớp vi tính, các bác sĩ đã chẩn đoán người bệnh bị tắc ruột và có chỉ định phẫu thuật cấp cứu.

Sau đó, người bệnh được đưa lên phòng mổ gây mê và tiến hành phẫu thuật. Khi tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ nhận thấy tại ruột non có một cục bã thức ăn kích thước lớn (4x6cm) là một miếng gân bò gây tắc ruột non.

Các bác sĩ đã tiến hành bóp nhỏ cục bã thức ăn và đẩy cục bã xuống đại tràng. Sau phẫu thuật, sức khỏe người bệnh ổn định.

Bác sĩ phẫu thuật xử lý cho bệnh nhân. Ảnh: VnExpress

Trong tắc ruột non, các rối loạn của đoạn ruột trên chỗ tắc xảy ra nhanh chóng và nặng. Lúc đầu do cơ chế thần kinh nhu động ruột và phản nhu động ruột tăng mạnh về sau giảm dần và mất khi thành ruột bị tổn thương.

Ruột trên chỗ tắc trướng, căng dãn do chứa hơi và dịch ứ đọng. Sự tăng áp lực trong lòng ruột gây ứ trệ tĩnh mạch, giảm tưới máu mao mạch, làm niêm mạc ruột bị tổn thương, phù nề, xung huyết dẫn đến giảm và mất quá trình hấp thu gây ứ đọng trong lòng ruột.

Theo tờ VnExpress, bác sĩ khuyến cáo mọi người cần thận trọng khi nhai thức ăn, đặc biệt là những người đã cắt dạ dày bán phần, có bệnh lý về răng miệng làm giảm chức năng ăn nhai, thói quen ăn quá nhanh không nhai kỹ. Không ăn các loại quả chưa chín kỹ có vị chát (hồng ngâm, sung, ổi) và thức ăn có nhiều chất xơ bã, thức ăn dai cứng như gân, sụn...

Người có tiền sử bệnh dạ dày, răng kém, không nên ăn đồ ăn khó tiêu như quả hồng, các loại măng. Nguyên nhân là chức năng nhai kém không nghiền nát thức ăn được kỹ càng, chức năng co bóp, tiết dịch tiêu hóa dạ dày kém hơn người bình thường.

Khi có các biểu hiện đau bụng cơn, nôn, bí trung đại tiện, chướng bụng tăng dần, cần đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyễn Linh (T/h)

Tin nổi bật