Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người đàn ông mặt sưng phù, nhiễm trùng nặng do thói quen nhiều người mắc phải

  • Thùy Dung (T/H)
(DS&PL) -

Người đàn ông (66 tuổi) phải nhập viện khẩn cấp với gương mặt sưng phù biến dạng do một thói quen tưởng chừng vô hại là ngoáy mũi.

Theo Hoa học trò, ông Trương (Hoài An, Trung Quốc) bất ngờ phải nhập viện với các triệu chứng sưng đỏ, đau rát ở mí mắt, má và mũi, khiến khuôn mặt bị biến dạng và sốt cao. Các bác sĩ chẩn đoán ông mắc viêm quầng (đan độc) – một bệnh nhiễm trùng da cấp tính do vi khuẩn. Nguyên nhân được xác định là do thói quen ngoáy mũi.

Các bác sĩ giải thích rằng việc ngoáy mũi, đặc biệt bằng móng tay, dễ tạo ra những vết xước nhỏ trên niêm mạc mũi. Dù không thể nhìn thấy bằng mắt thường, những vết thương này lại là "cánh cửa" cho vi khuẩn xâm nhập, gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng như trường hợp của ông Trương.

Mặt người đàn ông sừng phù. 

Nhiều người vẫn xem ngoáy mũi là chuyện nhỏ, vô hại, nhưng các chuyên gia y tế cảnh báo đây là một thói quen cần phải thay đổi. Hành động tưởng chừng đơn giản này không chỉ gây mất vệ sinh mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng thật sự.

Điều đáng lo là những tổn thương nhỏ do móng tay để lại trong mũi có thể trở thành "cửa ngõ" cho vi khuẩn xâm nhập, khiến bệnh diễn biến nhanh, gây sưng đau, biến dạng khuôn mặt. Trong một số trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời, hậu quả có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe toàn thân.

Thói quen ngoáy mũi tưởng chừng đơn giản này không chỉ gây mất vệ sinh mà còn tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng thật sự. 

Sự việc của ông Trương đã thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, phần lớn bày tỏ sự bất ngờ và lo lắng. "Tôi đã dừng ngay hành động ngoáy mũi khi đọc tin này", một người dùng chia sẻ. Một ý kiến khác đề xuất: "Sử dụng nước muối sinh lý hoặc các dung dịch vệ sinh mũi chuyên dụng là giải pháp an toàn và hiệu quả hơn nhiều".

Làm thế nào để ngừng ngoáy mũi?

Ngoáy mũi có thể là một thói quen mà bạn biết phải dừng lại nhưng đôi khi chưa thể thực hiện được. Dưới đây là một số cách để bạn ngưng tật xấu này.

Xịt rửa mũi

Nếu không khí khô dẫn đến khô mũi, xịt nước muối sinh lý nhanh chóng giúp phục hồi độ ẩm và ngăn ngừa chứng mũi họng khô và chảy nước mũi. Máy tạo độ ẩm cũng có thể làm tăng độ ẩm tự nhiên trong phòng. Rửa mũi bằng nước muối là cách vệ sinh để làm sạch đường mũi và các hốc xoang.

Nước súc miệng có thể hiệu quả trong những thời điểm như bệnh dị ứng theo mùa phổ biến. Nước súc miệng sẽ rửa sạch phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng, gây kích ứng đường mũi và khiến chúng tạo ra chất nhờn dư thừa.

Điều trị các vấn đề về mũi

Bạn có thể cần chẩn đoán các vấn đề gây ra chứng sổ mũi. Môi trường bụi bẩn hoặc các chất gây dị ứng khó chịu có thể làm tăng sản xuất chất nhầy. Độ ẩm thấp gây khô xoang. Khói và các chất gây dị ứng trong nhà như bụi và mù tạt kích ứng mũi.

Khi bạn cần xác định nguyên nhân gây ra các vấn đề này, giảm bớt hoặc loại bỏ để kiểm soát sản xuất chất nhầy ở mũi tốt hơn. Điều này có thể làm giảm kích ứng gây ra các vấn đề về mũi.

Nhắc nhở bạn ngừng ngoáy mũi

Bạn có thể sử dụng một số cách để nhắc nhở bản thân ngừng lại. Băng dính là một lựa chọn dễ dàng, rẻ tiền. Bạn dùng băng quấn phần cuối của ngón tay thuận. Sau đó, khi ngón tay của bạn đưa vào mũi, băng quấn sẽ nhắc bạn không được ngoáy.

Tìm cách giảm lo lắng

Những người bị căng thẳng hoặc lo lắng mạn tính thấy rằng ngoáy mũi giúp giảm nhẹ tạm thời. Tuy nhiên, sẽ an toàn hơn cho bạn là tìm cách giảm căng thẳng.

Bạn thử mở một bản nhạc nhẹ nhàng khi mức độ lo lắng bắt đầu tăng cao. Thực hành thở sâu bằng cách hít vào từ từ và đếm đến 10, sau đó thở ra và đếm ngược đến không. Nếu những hoạt động giảm căng thẳng không hiệu quả, bạn nên gặp bác sĩ để được hướng dẫn cách kiểm soát.

Nếu bạn thấy mình ngoáy mũi nhiều và không thể tự khỏi thì có thể đến gặp sĩ. Họ có thể giúp bạn tìm cách kiểm soát hành vi và ngăn ngừa các tác dụng phụ có thể xảy ra bao gồm nhiễm trùng và tổn thương mũi, Vnexpress dẫn nguồn từ Healthline.

Tin nổi bật