Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người dân nín thở xem cẩu đầu tàu lên ray đường sắt trên cao

(DS&PL) -

Người dân, công nhân đã nín thở chứng kiến khoảnh khắc đầu máy nặng 35 tấn được đưa lên đường ray đầu tiên của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.

Người dân, công nhân đã nín thở chứng kiến khoảnh khắc đầu máy nặng 35 tấn được đưa lên đường ray đầu tiên của tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông.

Theo tin tức trên báo VietnamPlus, sau một thời gian nghiên cứu, các đơn vị thi công tuyến đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông đã thống nhất vị trí cẩu lắp đoàn tàu đầu tiên lên ray chính tuyến trên cầu cạn tại vị trí từ trụ JR02 đến JR06, khu vực ga La Khê nằm trên đường Quang Trung - Hà Đông. Phương án thi công chi tiết cẩu lắp đoàn tàu do Tổng thầu EPC thực hiện.

Đầu tàu được vận chuyển đến địa điểm thi công.(Ảnh: Zing.vn)

Ông Lê Kim Thành, Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt cho biết, bắt đầu từ 22h30 ngày 20/2 đến 5h ngày 21/02, 2 toa xe đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông được cẩu lên ray trên cao ở ga La Khê.

Theo ông Lê Kim Thành, việc cẩu các toa tàu lên cầu cạn được thực hiện bằng cẩu bánh xích Kobelco CKS2500 (cần cẩu loại 250 tấn), cần chính 51,8m; bán kính hoạt động từ 10,8-12m ứng với trọng lượng mã hàng tương ứng từ 84,5-79,5 tấn, để cẩu lắp đoàn tàu.

Đầu máy được các công nhân bắt đầu cẩu lên ray đường sắ trên cao. (Ảnh: Zing.vn)

Liên quan đến sự việc này báo Tri thức trực tuyến đưa tin, để cầu được đoàn tàu lên đường ray, các công nhân, kỹ sư Việt Nam và Trung Quốc , phải mất hơn một giờ đồng hồ mới chằng chéo xong phần đầu máy vào thiết bị chuyên dụng để cẩu lên ray.

Rất đông người dân chứng kiến khoảnh khắc đầu tàu đầu tiên được cẩu lên ray đường sắt trên cao. (Ảnh: VietnamPlus)

Trước đó, ngày 20/2, tại buổi kiểm tra công trình, Bộ trưởng Bộ GTVT Trương Quang Nghĩa cho rằng những đầu máy, toa xe đường sắt là hàng có giá trị, ý nghĩa rất lớn. Việc đưa tàu lên ray phải hết sức cẩn trọng, không vì sức ép tiến độ mà để xảy ra rủi ro.

Để phục vụ cho công tác thi công, trong thời gian chuẩn bị cẩu lắp các toa tàu, lực lượng chức năng cấm toàn bộ giao thông chiều đường tại khu vực sát ga La Khê và ngã tư Quang Trung-Lê Trọng Tấn theo hướng Hà Nội đi Ba La đồng thời tổ chức hướng dẫn giao thông đi hai chiều bên phía đường còn lại. Trong thời gian cẩu đoàn tàu, lực lượng chức năng cấm toàn bộ đoạn đường khu vực này (theo cả 2 chiều đoạn từ ngã ba Quang Trung-Phan Đình Giót đến ngã tư Quang Trung-Lê Trọng Tấn).

Đầu tầu được cẩu thành công  lên đường sắt trên cao. (Ảnh: VietnamPlus)

Được biết, mỗi đầu kéo và toa tàu có thời gian thi công lắp đặt từ 1,5 đến 2 tiếng đồng hồ. Khoảng hơn 0h ngày 21/2, toa đầu máy đầu tiên của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) được vận chuyển từ đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) đến nhà ga La Khê (đường Quang Trung) để đưa lên đường ray. Đến khoảng 0h15 ngày 21/2, toa tàu được đưa vào đoạn nhà ga La Khê trên đường Quang Trung (Hà Đông). Ở dưới, người dân, công nhân và kỹ sư nín thở chờ chiếc cẩu đưa đầu máy đầu tiên lên trên cao.

Ban quản lý dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông cho biết việc lắp đặt đầu máy và toa chở khách lên ray đã được các bên liên quan họp bàn phương án tốt nhất. Quá trình cẩu lắp thành công đầu máy lên ray là tiền đề cho những lần vận chuyển sau.

Trước đó, thông tin di chuyển, nâng toa đầu tàu đường sắt trên cao được thực hiện từ 22h30 đã được báo chí phản ánh rộng rãi nên nhiều người dân đã háo hức đón xem từ sớm, báo Infonet cho hay.

Tuy nhiên, do sự chuẩn bị kéo dài nên thời gian không diễn ra như dự kiến, nhiều người vẫn cố thức để được tận mắt chiêm ngưỡng công trình giao thông quan trọng bắt đầu được thành hình. Thậm chí, có người dân còn thức trắng đêm để chứng kiến khoảnh khắc đầu tàu đầu tiên được cẩu lên và lắp đặt vào đường ray tuyến đường sắt trên cao.

Được biết, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được khởi công năm 2011 gồm 13 km đường sắt đi trên cao, 1,7 km ra vào khu depot, 12 nhà ga... Theo kế hoạch, dự án được hoàn thành năm 2016 nhưng bị chậm tiến độ, nên chỉ chạy thử liên động vào tháng 9 năm nay. Tuyến đầu tiên của Hà Nội sẽ chính thức khai thác thương mại vào quý I/2018.

(tổng hợp)

Tin nổi bật