Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Người dân Hà Tĩnh bắt được lươn lạ màu vàng

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Một người dân tại Hà Tĩnh mới đây đã phát hiện con lươn vàng mắc trong chiếc đó bắt cá và đưa về nhà, thu hút sự hiếu kỳ của mọi người.

(ĐSPL) - Một người dân tại Hà Tĩnh mới đây đã phát hiện con lươn vàng mắc trong chiếc đó bắt cá và đưa về nhà, thu hút sự hiếu kỳ của mọi người.

Theo đó, ngày 20/11, trong lúc đi cất đó bắt cá ở cánh đồng phía sau nhà, anh Phạm Văn Sơn, trú tại  phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) đã phát hiện trong chiếc đó có một con lươn màu vàng.

Con lươn màu vàng mà anh Phạm Văn Sơn bắt được.

Con lươn nặng 350g, dài 70cm. Nghe tin anh Sơn bắt được lươn quý, nhiều người dân đã kéo đến xem, một số thương lái đã hỏi liên lạc mua con lươn này với giá hàng chục triệu đồng. 

Trước đó, tại xã Phú Hồ, huyện Phú Vang (Thừa Thiên - Huế), người dân cũng đã đổ xô đến nhà anh Bạch Chơn Việt (31 tuổi), ngụ cùng thôn để tận mắt chứng kiến con lươn vàng kỳ lạ mà anh này vô tình bắt được.

Anh Việt cho biết, đêm 5/11, anh dùng đèn pin đi soi cá thì bất ngờ phát hiện một con lươn lớn ở dưới khe nước cách nhà hơn 500m. Lại gần quan sát, anh thấy con lươn có màu vàng óng.

Nhiều người cho rằng, lươn có màu vàng óng là do đột biến gen. Chỉ vì nó hiếm nên người dân ít bắt gặp.

Theo nhiều chuyên gia y học, lươn vàng có tác dụng trị bệnh tiểu đường và tăng cường trí nhớ, là thức ăn bồi bổ cho người có lượng đường trong máu cao và người lao động trí óc.

Điều 190 BLHS: Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ

1. Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;

d) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

HỒ THẮNG

Xem thêm video:

[mecloud]f5xwztKXiI[/mecloud]

Tin nổi bật