1. Muối
Muối ăn chứa nhiều Natri gây giữ nước và ngăn cản tái hấp thu canxi ở thận khiến canxi dễ lắng đọng tạo sỏi, làm tăng kích thước sỏi. Ngoài ra, việc ăn mặn khiến thận làm việc liên tục để đào thải lượng muối đó ra khỏi cơ thể, khiến dễ dẫn đến sỏi thận và suy thận.
2. Đồ ngọt
Đồ ngọt có chứa hàm lượng lớn Fructose và sucrose. Chúng khiến cho việc hình thành sỏi diễn ra nhanh hơn, đồng thời người bệnh còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy bạn nên tránh các loại bánh ngọt, bánh quy,…. để đẩy lùi tình trạng sỏi thận.
3. Thực phẩm chứa nhiều kali
Lượng kali trong máu tăng cao sẽ gây nên áp lực lớn cho thận và có thể dẫn tới việc hình thành sỏi và ngăn ngừa đào thải sỏi ra ngoài cơ thể. Người bệnh sỏi thận nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều kali như khoai tây, chuối, bơ…
4. Đồ ăn nhiều đạm
Đạm có khả năng làm tích tụ axit uric trong máu, đồng thời có thể khiến tinh thể muối urat hình thành và tích tụ tại thận, tạo thành nguy cơ hình thành sỏi thận. Vì thế, người bệnh cần hạn chế lượng đạm trong bữa ăn, đặc biệt là các loại loại thực phẩm giàu đạm từ thịt đỏ và một số loại rau củ quả.
5. Đồ ăn nhiều dầu mỡ
Đồ ăn nhanh hoặc đồ chiên xào chứa nhiều protein, nhiều dầu,... làm gia tăng lượng muối đưa vào cơ thể và làm tình trạng bệnh sỏi thận tiến triển xấu hơn. Đồng thời, thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhiều dầu mỡ cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, đái tháo đường tuýp 2,... Vì vậy, bệnh nhân sỏi thận nên ưu tiên chế biến thức ăn theo dạng hấp, luộc,... vừa tốt cho sức khỏe vừa giảm gánh nặng cho thận.
6. Đồ uống có chất kích thích
Đây cũng là một trong những lưu ý khi mắc bệnh sỏi thận. Bởi, rượu, bia, trà pha quá đặc sẽ khiến cho chúng ta phải đi vệ sinh và mất nước nhiều. Từ đó, gia tăng nguy cơ mắc sỏi tiết niệu, sỏi thận.
Linh Chi (T/h)