Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngôi làng nơi Đà Lai Lạt Ma từng lưu vong trong hơn nửa thế kỷ giờ ra sao?

(DS&PL) -

Mcleodganj là ngôi làng nổi tiếng - nơi Đức Đà Lai Lạt Ma đã lưu vong trong hơn nửa thế kỷ.

Mcleodganj là một trong những ngôi làng nổi tiếng nhất thế giới. Dù không có những di tích hùng vĩ hay các di sản thế giới, Đức Đà Lai Lạt Ma đã lưu vong tại đây trong hơn nửa thế kỷ.

Sự hiện diện của Đà Lai Lạt Ma đã biến ngôi làng nhỏ Mcleodganj trở thành “tiểu Lhasa” - nơi định cư lớn nhất của người tị nạn Tây Tạng ở Ấn Độ. Nhiều ảnh gia của thời báo Diplomat đã có chùm ảnh đường phố lột tả cuộc sống và văn hóa con người tại đây.

Một bức tượng thần Vishnu ngồi trên kiệu được rước vòng quanh các đường phố Mcleodganj. Vị pháp sư theo sau với thần sa và một nồi gạo. Chiếc kiệu ghé lại các cửa hàng để ban phước lành của thần Vishnu cho các tiểu thương và người qua đường. Vị linh mục sẽ đặt một chấm son đỏ lên trán của những ai cầu nguyện và luôn tránh máy ảnh.

Nowrojee&Son, cửa hàng lâu đời nhất ở Mcleodganj, nằm ở trung tâm và là biểu tượng của thị trấn. Cửa hàng giữ nguyên cấu trúc ban đầu với các kệ và đồ nội thất từ thời Victoria. Nét duyên dáng thời thuộc địa hiển hiện trong những món đồ cổ thời xa xưa.


Bà cụ Bonhomie thể hiện tất cả những đức tính đặc trưng nhất của người Tây Tạng. Khi thấy nhiếp ảnh gia hướng ống kính về mình, bà đã mỉm cười duyên dáng và trêu đùa bằng cách hô lớn "pisa-pisa" (tiền, tiền) để bắt chước những người Ấn Độ mặc trang phục truyền thống thu tiền chụp ảnh.


Sự kỳ diệu của Phật giáo Tây Tạng cũng như triết lý thiền định thu hút hàng nghìn tín đồ từ khắp nơi trên thế giới đến Mcleodganj. Vào buổi sáng sớm, các sinh viên, khách hành hương và tiểu thương xuôi ngược trên mọi đường phố của Mcleodganj.

Áo choàng của thầy tu, tràng hạt cầu nguyện hoặc bánh xe lăn là cảnh tượng thường thấy ở Mcleodganj. Một nhà sư mặc trang phục nghi thức vừa tản bộ vừa bận rộn lần tràng hạt cầu nguyện.

Lungta (ngựa gió) là một trong những biểu tượng của văn hóa Tây Tạng. Theo truyền thống, mọi người sẽ đặt hoặc treo những viên đá này để mang lại may mắn. Ngày nay, loại hoa văn trên lungta thường được sử dụng trong thời trang hoặc kiến trúc.

Màu sắc của lungta tượng trưng nhiều ý nghĩa: màu xanh là bầu trời, trắng là mây, sắc vàng là trái đất, và xanh lá cây là nước. Mỗi viên đá lungta đều khắc hoặc vẽ câu thần chú: om mani padme hum.

Chamar Sing Lama là một nghệ sĩ đường phố chuyên vẽ các bức tranh Phật giáo Tây Tạng. Trên đường Jogiwara, anh ngồi trong cửa hàng trưng bày hàng trăm bức tranh Thangka và giải thích cho khách hàng cách phân biệt loại hoa văn được vẽ tay 100% và loại hoa văn giả in bằng mực thường.

Thu Phương (Theo Diplomat)

Tin nổi bật