Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngoài cúm A, B cha mẹ lưu ý bệnh đang “vào mùa”, tưởng nhẹ nhưng rất nguy hiểm

  • Mộc Trà
(DS&PL) -

Ngoài cúm, viêm tai mũi họng thời gian gần đây gia tăng khá nhiều, đặc biệt ở trẻ em khiến nhiều phụ huynh lo lắng.

Chị Nguyễn Ngọc Bích (Ba Đình, Hà Nội) ho, rát họng, nghẹt mũi, khó thở, mệt mỏi toàn thân, sốt đã gần nửa tháng nay, song không đáp ứng với thuốc cảm sốt thông thường. 3 ngày trở lại đây, chị Bích xuất hiện ho, có lần còn có dính máu trong đờm khi ho, tưởng ung thư.

Chị có tiền sử viêm mũi xoang, hai tuần nay bị đau họng, ho khan kéo dài, Kết quả nội soi tai mũi họng cho thấy niêm mạc họng người bệnh phù nề, sung huyết, chụp X-quang ghi nhận dày thành phế quản, có hiện tượng viêm đường hô hấp lan rộng đã biến chứng viêm phế quản.

Tương tự, bé trai P.T.N (4 tháng tuổi) xuất hiện ho, ngạt mũi gần 1 tháng nay, chị L. (mẹ bé N) cho biết, những ngày đầu bé xuất hiện triệu chứng, chị cho con đi khám, tuy nhiên bác sĩ chỉ chỉ định về nhà rửa mũi thường xuyên bằng nước muối sinh lý, và kê thêm siro ho về uống. Tuy nhiên, trải qua hơn 10 ngày, tình trạng con nặng lên, xuất hiện rút lõm lồng ngực, chị đành đem con đi khám ngay trong đêm.

“Tối hôm trước đưa con đi khám vì thấy con rút lõm lồng ngực, kèm khó thở. Vào viện bác sĩ kết luận con bị viêm mũi họng cấp tính dẫn đến biến chứng viêm phổi. Bác sĩ chỉ định sử dụng kháng sinh và khí dung để giảm tình trạng bệnh của con”, chị T buồn rầu.

Tình trạng trẻ mắc viêm tai mũi họng đang có xu hướng gia tăng. Ảnh: BSCC

Chia sẻ với PV ĐS&PL, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, Nguyên trưởng khoa Tai mũi họng trẻ em của Bệnh viện Tai mũi họng TW, Giám đốc Bệnh viện An Việt cho biết, vào những ngày trời trở lạnh, trẻ rất dễ bị các bệnh về đường hô hấp trên. Nếu điều trị không đúng thuốc sẽ rất dễ dẫn tới tình trạng bệnh kéo dài, thậm chí còn có cả biến chứng.

PGS Hoài An cho biết, vào mùa lạnh, đặc biệt là những ngày gần Tết trong điều kiện thời tiết giá lạnh khiến cho nhiều loại virus phát triển mạnh, gây ra nhiều loại bệnh như cúm, viêm phế quản… ở trẻ.

"Đặc biệt, thời gian qua, ngoài các bệnh kể trên, các bác sĩ ghi nhận tình trạng người bệnh mắc viêm tai mũi họng cấp gia tăng, nhất là trẻ em và người già", PGS An cho hay.

Bên cạnh việc khám và điều trị, việc chăm sóc trẻ trong thời tiết này cũng rất quan trọng để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm bệnh của trẻ cũng như hồi phục sớm trong trường hợp trẻ bị bệnh. Trong điều kiện thời tiết mùa đông, việc giữ ấm cho bé là rất quan trọng. Ngoài việc mặc ấm, đi tất cho trẻ thì việc đeo khẩu trang khi ra ngoài là bắt buộc để hạn chế khí lạnh xâm nhập vào đường hô hấp, nguy cơ ảnh hưởng niêm mạc, giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho các loại virus xâm nhập.

Đặc biệt, PGS Hoài An còn lưu ý trong thời tiết lạnh giá như hiện nay nên giữ trẻ ở trong nhà nhiều, trẻ chỉ nên ra ngoài khi đi học và với những trẻ nhỏ chỉ nên ra ngoài vào ban ngày khi nhiệu độ cao hơn. Cần giữ ấm cho trẻ khi ra ngoài tránh trẻ bị nhiễm lạnh. Khi trẻ ở nhà cần nâng nhiệt độ trong phòng bằng lò sưởi, điều hòa ở mức nhiều phù hợp.

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, Nguyên trưởng khoa Tai mũi họng trẻ em của Bệnh viện Tai mũi họng TW

Điều này là rất quan trọng bởi dù trẻ có mặc quần áo ấm nhưng hít không khí lạnh vẫn dễ làm trẻ bị viêm đường hô hấp, chảy mũi, ngạt mũi dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi và nhiều tình trạng bệnh lý khác. Bên cạnh việc giữ ấm, cần cho trẻ một chế độ ăn uống đầy đủ chất. Bổ sung các loại hoa quả giàu vitamin C để kích thích cơ thể sản sinh sức đề kháng, chống lại các loại vi khuẩn, virus. Ngoài ra, nên tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng.

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An cũng lưu ý khi trẻ bị các triệu chứng bệnh lý đường hô hấp cần đưa trẻ tới khám, dung thuốc theo đơn bác sĩ không nên tự ý mua thuốc hay chữa bằng các bài thuốc chưa được kiểm nghiệm tránh những nguy cơ không đáng có.

Tin nổi bật