Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghiên cứu mới: Trẻ tuổi sử dụng chất chống oxy hóa có thể chết yểu?

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Chất chống oxy hóa hiện đang được phổ biến rộng rãi trong việc làm chậm quá trình lão hóa nhưng các nhà nghiên cứu mới đây lại có ý kiến khác hẳn...

(ĐSPL) – Chất chống oxy hóa hiện đang được quảng cáo rộng rãi như là một phương cách hữu hiệu trong việc làm chậm quá trình lão hóa nhưng các nhà nghiên cứu lại có ý kiến khác.

Theo một phát hiện mới của một nhóm nhà khoa học Trung Quốc, việc sử dụng chất chống oxy hóa sớm ở người trẻ tuổi có thể dẫn đến hiện tượng chết yểu.

Giáo sư Chen Chang, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đang làm việc tại Viện Sinh Học thuộc Học viện Khoa học Bắc Kinh, Trung Quốc nói: “Ngày càng có nhiều người thuộc về tầng lớp công nhân “cổ cồn trắng” (nhân viên văn phòng) ở độ tuổi 20 đang sư dụng các loại thuốc/thực phẩm chức năng có chứa chất chống oxy hóa như vitamin C và polyphenol. Điều này cần được ngăn lại.”

Chất chống oxy hóa đang được các nhà sản xuất dược phẩm và thực phẩm chức năng thổi phồng tác dụng.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Redox Sinh học của bà, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thuốc chống oxy hóa có thể làm đảo lộn cơ chế phản ứng với stress của cơ thể và làm tăng tốc sự lão hóa ở người trẻ tuổi.

Từ những năm 1950, người ta đã tin rằng oxy hóa – tác nhân hóa học có khả năng loại bỏ một hay nhiều loại từ điện tử nhờ vào quá trình oxy hóa (oxidization) – có thể gây hại cho tế bào động vật tương tự như quá trình làm gỉ sét kim loại.

[poll3]1005[/poll3]

Nhưng trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nghiên cứu đã nghi ngờ về những tuyên bố này. Một số thí nghiệm trên động vật đã thất bại trong việc xác nhận những lợi ích của chất chống oxy hóa, chỉ có rất ít nghiên cứu tìm thấy một sự gia tăng nhỏ trong việc kéo dài tuổi thọ của một số loài nhất định, chẳng hạn như chuột.

Nhóm nghiên cứu của GS. Chen đã tiếp tục điều tra, so sánh các phản ứng stress từ sâu trong tế bào của những người ở các lứa tuổi khác nhau. Theo thử nghiệm của họ, tế bào càng phát triển thì khả năng chống lại chất oxy hóa của nó lại càng giảm.

Sự bổ sung chất chống oxy hóa có thể phá vỡ cơ chế RRC khiến con người mau lão hóa hơn.

Các nhà nghiên cứu gọi là cơ chế chống oxy hóa là khả năng trừ khử phản ứng stress (RRC). Sự lão hóa xuất hiện là do sự suy thoái RRC, chứ không phải do sự hiện diện của các chất oxy hóa.

Theo GS. Chen, những sinh vật có kích thước nhỏ có thể đối phó hiệu quả với stress hơn. Trong thực tế, cơ chế RRC cần chất oxy hóa tồn tại mới có chức năng hoạt động, giống như phải có động vật ăn thịt để kiềm chế động vật ăn cỏ vậy.

Do đó, việc bổ sung chất chống oxy hóa có thể làm hỏng cơ chế cân bằng của RRC và khiến tuổi trẻ trôi qua nhanh hơn.

Ngay cả những người lớn tuổi cũng nên cẩn thận khi sử dụng chất chống oxy hóa. Phương pháp đúng đắn để làm chậm quá trình lão hóa là tăng cường RRC chứ không phải là uống thuốc.

Tình trạng cơ chế RRC còn là thước đo, cung cấp chỉ số tuổi tác thực tế của động vật và con người.

Quá trình lão hóa diễn ra giữa 2 người cùng tuổi có thể khác nhau nhưng đến nay các nhà khoa học vẫn chưa có phương pháp tin cậy để xác định số lượng hiện tượng này.

Hiện nhóm nghiên cứu của GS. Chen hiện đang nghiên cứu phát triển một thuật toán để ước tính sự lão hóa bằng chỉ số RRC. Dựa vào chỉ số này, người ta sẽ nghiên cứu ra các phương pháp hiệu quả kéo dài RRC nhằm mục đích tăng tuổi thọ.

Giáo sư Sang Jiangli, nhà sinh học tế bào tại trường Đại học Khoa học đời sống - Đại học Bắc Kinh, cho biết kết quả của GS. Chen "mang lại cảm giác tin cậy hơn hẳn".

Theo GS. Sang, sự can thiệp nhân tạo có thể làm đảo lộn các hoạt động bên trong cơ thể con người, dẫn đến tác động tiêu cực. Tuy nhiên, ông cho biết cơ chế RRC vẫn chưa thể hoàn toàn giải thích quá trình lão hóa.

Ông nói: "Lão hóa liên quan đến nhiều cơ chế khác, chẳng hạn như gen di truyền. Có rất nhiều vấn đề khoa học cần được giải quyết trước khi chúng ta có thể ước tính chính xác xem một người có thể sống được trong bao lâu.”

Theo SCMP

Tin nổi bật