Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghiên cứu chỉ ra COVID-19 có thể ảnh hưởng tới tính cách con người

(DS&PL) -

Theo một nghiên cứu mới đây, COVID-19 có thể ảnh hưởng sâu sắc tới mức làm thay đổi cả tính cách của con người.

Trước đây, các nhà tâm lý học đã không thể giải thích mối liên hệ giữa chuỗi sự kiện căng thẳng, như động đất hay lốc xoáy, với sự thay đổi trong tính cách con người. Tuy nhiên, những điều liên quan tới các trải nghiệm bị mất, hay đơn giản là khoảng thời gian tự cô lập kéo dài được cho là có liên quan tới sự thay đổi trên ở người.

Trong đó, một nghiên cứu mới nhận định COVID-19 có thể tác động tới tính cách con người. Nghiên cứu này được dẫn bầu bởi giáo sư Angelina Sutin đến từ Đại học Y khoa bang Florida (Mỹ). Chia sẻ về phát hiện mới trên, tác giả nghiên cứu cho biết: “Những người trẻ tuổi trở nên nhiều tâm trạng hơn, thường là căng thẳng, áp lực, ít sự hoà đồng và tin tưởng và cũng trở nên thiếu trách nhiệm hơn”.

Được biết, bà Sutin và các nhà nghiên cứu đã đánh giá tính cách của khoảng 7.109 người đăng ký tham gia Nghiên cứu Tìm hiểu Người Mỹ trên mạng. Nghiên cứu này đã được thực hiện nhiều lần từ trước và trong thời đại dịch. Những người tham gia đã nhận được các câu hỏi phổ biến trong bài kiểm tra tính cách nhằm đo lường 5 đặc điểm bao gồm: xu hướng tâm lý, sự hướng ngoại, cởi mở, dễ chịu và tận tâm.

Nghiên cứu mới cho thấy tính cách của người trẻ đã thay đổi so với thời trước đại dịch COVID-19. Ảnh: Getty 

Những người tham gia nghiên cứu, độ tuổi dao động từ 18 đến 109 tuổi, đã thực hiện ít nhất 3 bài kiểm tra vào các thời điểm, trước, trong và cuối đại dịch.

Trong giai đoạn đầu của dịch bệnh (từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2020), tính cách của những người tham gia thử nghiệm tương đối ổn định, chỉ có một sự suy giảm thần kinh so với thời kỳ trước đại dịch. Điều này có thể được giải thích là do COVID-19 khiến người ta cảm thấy một chút lo lắng.

Sự suy giảm thần kinh đã biến mất trong giai đoạn 2 của dịch bệnh (trong năm 2021-2022). Thay vào đó, nghiên cứu ghi nhận sự suy giảm trong tính hướng ngoại, cởi mở, sự dễ chịu và tận tâm so với thời trước đại dịch. Trong đó, nhóm người trẻ tuổi là những người có sự thay đổi rõ rệt nhất.

Theo các tác giả, tính cách của những người trẻ tuổi dễ thay đổi hơn và đại dịch có thể đã tác động tiêu cực đến nhóm tuổi này hơn so với những người lớn tuổi.

Bà Sutin nhận xét: “Mặc dù đại dịch gây căng thẳng cho tất cả mọi người, nhưng nó đã phá vỡ các hoạt động thông thường của lứa tuổi thanh niên, chẳng hạn như trường học và quá trình chuyển đổi để họ trở thành lực lượng lao động, hòa đồng và phát triển các mối quan hệ”.

Bà tiếp tục: “Đó chỉ mới là suy đoán vì chúng tôi không đo lường được lý do dẫn đến sự thay đổi, nhưng sự gián đoạn này có thể có tác động lớn đến những người trẻ tuổi vì đây là thời điểm vô cùng quan trọng với nhóm này”.

Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục theo dõi nhóm thuần tập để xem liệu sự thay đổi tính cách là tạm thời hay lâu dài hơn.

Giáo sư Wiebke Bleidorn, nhà tâm lý học tại Đại học Zurich, người không tham gia nghiên cứu, cho biết: “Thật thú vị khi phát hiện hiệu ứng này, mặc dù thực tế là mọi người phải đối phó với những điều đang diễn ra mợt cách khác nhau. Một cách lý giảii có thể là việc thiếu trải nghiệm sẽ khiến sự phát triển bị trì trệ. Tôi cho rằng việc quan sát xem liệu những đặc điểm điểm trên có thể được hồi phục hay không sẽ là một nghiên cứu thú vị”.

 Minh Hạnh (Theo Guardian)

Tin nổi bật