Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghi phạm nhắn tin đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh đã từng có tiền án

(DS&PL) -

Nhóm nghi phạm liên quan đến vụ nhắn tin đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh từng bị Viện Kiểm sát nhân dân TP Bắc Ninh truy tố tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Nhóm nghi phạm liên quan đến vụ nhắn tin đe dọa Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh từng bị Viện Kiểm sát nhân dân TP Bắc Ninh truy tố tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Theo tin tức đăn tải trên báo Thanh Tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Ninh đã ra lệnh bắt khẩn cấp hai nghi phạm nhắn tin đe doạ ông Nguyễn Tử Quỳnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.

2 nghi phạm bị bắt giữ được xác định gồm: Nguyễn Trọng Phương (SN 1980, trú phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội) và Trần Anh Thuận (SN 1981, trú phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh).

Sau một thời gian lập chuyên án, điều tra và thu thập thông tin, Cơ quan Công an xác định Phương và Thuận là hai người trực tiếp nhắn tin vào số máy điện thoại của ông Quỳnh cũng những một số cán bộ khác của tỉnh để đe doạ.

Các tin nhắn có nội dung khá giống nhau như: “Để yên cho người khác làm ăn”; “biết điều thì để yên cho người khác làm ăn”.

Quá trình điều tra đã xác định, hai nghi phạm là người của một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khai thác cát. Động cơ của việc nhắn tin đe doạ lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh là do đơn vị này đã làm “mạnh tay” khi kiến nghị dừng hoạt động việc khơi thông luồng đường thủy nội địa, kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Cầu, gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác cát trên địa bàn và tranh giành bến bãi.

Nghi phạm Trần Anh Thuận mặc áo kẻ vuông trong một lần dự tòa tại TP Bắc Ninh. Ảnh: báo Thanh Tra

Điều đặc biệt là, hai nghi phạm Trần Anh Thuận và Nguyễn Trọng Phương từng bị Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP Bắc Ninh truy tố về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, quy định tại Điểm b, h Khoản 2, Điều 197 Bộ luật Hình sự.

Báo Gia đình Việt Nam đưa tin, trước đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Hữu Thành đã có văn bản số 55/UBND-NN.TN “cầu cứu” Thủ tướng Chính phủ về việc liên tục nhận được tin tỉnh Bắc Ninh tiếp tục nghị tiếp tục tạm dừng triển khai thực hiện dự án nạo vét, khơi thông luồng đường thủy nội địa, kết hợp tận thu sản phẩm trên sông Cầu khi đang có diễn biến phức tạp.

Ngay sau đó, Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ việc các đối tượng đứng sau “bảo kê”, đe dọa cán bộ, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3/2017.

Theo báo Dân Việt, liên quan đến sự việc chiều 16/3, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức họp báo để công bố thông tin về việc dừng dự án nạo vét luồng lạch, tận thu cát trên sông Cầu, cũng như việc cán bộ tỉnh và địa phương bị nhắn tin đe dọa.

Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Văn Long, Phó Giám đốc công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, ngay sau khi một số cán bộ, lãnh đạo sở, ngành và Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nhận được tin nhắn đe dọa, Công an tỉnh đã thành lập ban chuyên án để điều tra.

Thông tin thêm trên báo Thanh Niên được biết, ngay sau khi nhận được thông tin, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã yêu cầu Bộ Công an khẩn trương điều tra, xác minh làm rõ việc.

Điều 135. Tội đe dọa người khác (Bộ Luật Hình Sự sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản,

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Tổng hợp

Tin nổi bật