Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nghệ An thừa nhận thủy điện xả lũ gây thiệt hại cho hạ du

(DS&PL) -

Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh Nghệ An vừa báo cáo về tác động của thủy điện đối với việc điều tiết, ngăn lũ trong các đợt lũ tháng 8.

Đoàn kiểm tra liên ngành của UBND tỉnh Nghệ An vừa báo cáo về tác động của thủy điện đối với việc điều tiết, ngăn lũ trong các đợt lũ tháng 8.

Thủy điện Bản Vẽ xả 4.200 m3/s vào sáng 31/8. Ảnh: vnexpress.net

Theo đoàn kiểm tra, hai đợt lũ ngày 16/8 và 31/8 có tần suất 50 năm mới xuất hiện một lần. Hồ thủy điện Bản Vẽ (nằm ở thượng nguồn sông Nậm Nơn, sau đổ ra sông Cả) trong đợt lũ 16/8 lưu lượng nước đổ về có lúc hơn 4.000 m3/s, do hồ có dung tích phòng lũ 304 triệu m3 nên xả lớn nhất là 2.500 m3/s. Việc này góp phần giảm đỉnh lũ cho hạ du.

Tuy nhiên, đến đợt lũ thứ hai thì hồ Bản Vẽ không còn dung tích phòng lũ. Lúc 9h30 ngày 31/8, lượng nước đổ về hồ đạt đỉnh 4.200 m3/s. Để bảo đảm an toàn cho công trình, nhà máy phải tăng lượng xả lên 4.200 m3/s. Đây cũng là mức xả lớn nhất trong 8 năm kể từ khi nhà máy vận hành.

Đoàn kiểm tra cho rằng việc xả này không làm tăng lũ tự nhiên, nhưng đã làm co hẹp dòng chảy và xả từ trên cao xuống thành lưu tốc lớn làm biến đổi dòng chảy, gây sạt lở cho vùng hạ dụ. 

Nhiều tồn tại cũng được đoàn kiểm tra chỉ ra, như: Công tác dự báo lưu lượng nước đổ về hồ Bản Vẽ vẫn sai số lớn; hành lang thoát lũ chưa đảm bảo an toàn khi hạ mực nước hồ thủy điện Bản Vẽ; chưa có bản đồ ngập vùng hạ du của các nhà máy thủy điện; quy định dung tích phòng lũ 300 triệu m3 cho hồ Bản Vẽ là quá nhỏ so vơi lũ hiện nay. 

Với thủy điện Khe Bố (nằm trên sông Cả, ở hạ du so với thủy điện Bản Vẽ), đoàn kiểm tra đánh giá việc dự báo và cung cấp thông tin, số liệu của đơn vị quản lý vận hành hồ Khe Bố còn thiếu. Do đó thủy điện Khe Bố xả không kịp, tạo độ dềnh lớn khu vực lòng hồ nên xảy ra ngập lụt nghiêm trọng ở lòng hồ. Với những bất cập đó, việc xả lũ đã ảnh hưởng một phần tới khu vực hạ du.

Để hạn chế tồn tại, Nghệ An đề xuất Trung ương hỗ trợ lắp đặt radar theo dõi thời tiết ở huyện biên giới Kỳ Sơn phục vụ cho công tác dự báo thời tiết ở hệ thống sông Cả. Trước mắt, khi chưa có radar dự báo thì đề nghị Chính phủ có quy chế phối hợp với Chính phủ Lào để cung cấp thông tin mưa lũ cho đài khí tượng thủy văn Bắc Trung Bộ, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh Nghệ An. 

Tỉnh cũng đề nghị Trung ương xây dựng một trạm khí tượng thủy văn ở thượng nguồn sông Cả, xây dựng bản đồ ngập lụt cho vùng hạ du sông. Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ họp với các sở, ngành và nhà máy thủy điện để thống nhất phương án đền bù cho nhân dân những nơi bị thiệt hại do xả lũ.

Trước đó, hàng chục hộ dân sống tại bản Khe Bố, xã Tam Quang (huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An) đã đồng loạt có đơn kiến nghị với cơ quan chức năng “tố” Nhà máy thủy điện Khe Bố xả lũ với lưu lượng lớn, thông báo cho dân chậm gây nên hiện tượng ngập lụt nặng, hư hỏng nhà cửa và nhiều tại sản giá trị của nhiều hộ dân nơi đây.

Từ ngày 16 đến 31/8 Nghệ An liên tiếp chịu thiệt hai của hai trận lũ lớn trên lưu vực sông Cả. Nguyên nhân là các huyện Con Cuông, Tương Dương và Kỳ Sơn (Nghệ An) có mưa to kết hợp với nước lũ từ Lào đổ về. Hậu quả có  6 người chết, 23 nhà bị trôi, hàng chục nhà bị sạt lở, hàng trăm nhà bị ngập và nhiều hộ phải di dời. Nhiều tuyến giao thông bị hư hỏng; hàng nghìn ha hoa màu bị thiệt hại. Ước tính thiệt hại hơn 200.000 nghìn tỷ đồng.

Hình ảnh ngập lụt tại Nghệ An vào cuối tháng 8 (Ảnh: vnexpress.net) :

Mưa to, kết hợp với lũ từ Lào đổ về khiến các sông ở huyện Kỳ Sơn, Tương Dương dâng cao. 

Nhiều điểm trên quốc lộ 7 qua các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn ngập sâu; có điểm ngập tới gần 2 m và kéo dài hơn một km ở địa phận xã Tam Quang (huyện Tương Dương).

Một người đi xe máy trên quốc lộ 7 đoạn qua huyện Tương Dương buộc phải quay đầu xe trở lại vì nước lũ dâng cao.

Người dân xã Tam Quang (huyện Tương Dương) bê vật dụng ra khỏi nhà để chạy lũ.

Cột nhà của một hộ dân ở xã Xá Lượng chực đổ sập xuống sông.

Đồ dùng của các hộ dân ở xã Xá Lượng được chuyển ra vệ đường khi nhà bị tháo dỡ.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật