Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế, gặp nhiều thách thức

  • Hiếu Nguyễn
(DS&PL) -

Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, tín dụng tiêu dùng gặp nhiều khó khăn trong việc tăng trưởng và tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng tiêu dùng có xu hướng gia tăng.

Ngày 18/7, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo “Phát triển lành mạnh tín dụng tiêu dùng, đẩy lùi tín dụng đen”. Phó Thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn chủ trì Hội thảo.

Theo NHNN, Hội thảo là diễn đàn để các đại biểu có thể trao đổi, đề xuất các sáng kiến, giải pháp để phát triển thị trường tín dụng tiêu dùng lành mạnh, hiệu quả, khai thác được tiềm năng của thị trường, hỗ trợ tích cực trong việc hạn chế “tín dụng đen”.

Phát biểu khai mạc, Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết quy mô của thị trường tín dụng tiêu dùng toàn cầu đã tăng trưởng mạnh, đạt khoảng 11 nghìn tỷ đô la năm 2023 và tiếp tục duy trì xu hướng tăng, dự kiến đạt 15 nghìn tỷ đô la trong 5 năm tới.

Tại Việt Nam, hoạt động tín dụng tiêu dùng những năm qua đã có bước phát triển mạnh cả về quy mô dư nợ, số lượng tổ chức tín dụng (TCTD) tham gia và mức độ đa dạng về sản phẩm, dịch vụ.

Đến nay, tổng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng tại Việt Nam đã đạt khoảng 2,8 triệu tỷ đồng, tương đương 20% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, trở thành một phần quan trọng trong cơ cấu tín dụng ủa hệ thống các TCTD.

Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay phục vụ đời sống, tiêu dùng bình quân giai đoạn từ 2010 đến nay luôn cao hơn tốc độ tăng dư nợ tín dụng chung của toàn nền kinh tế.

Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: SBV.

Xuất hiện tình trạng tìm cách “bùng” nợ tín dụng

Theo Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn, cần phải nhìn nhận thẳng thắn để thấy rằng hoạt động tín dụng tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn những hạn chế và gặp nhiều thách thức.

Từ năm 2020 đến nay, thị trường tài chính tiêu dùng đối mặt với những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và sự suy giảm tổng cầu.

Gần đây, xuất hiện tình trạng tội phạm lợi dụng môi trường mạng xã hội, tổ chức nhiều hội nhóm truyền bá, hướng dẫn nhau cách không phải trả nợ cho công ty TCTD; các công ty mạo danh, lừa đảo… đã làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng tiêu dùng của các TCTD nói riêng và sự phát triển ổn định, lành mạnh của thị trường tín dụng tiêu dùng nói chung.

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đoàn Thái Sơn. Ảnh: SBV.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ nhiều khó khăn, thách thức mà hoạt động tín dụng tiêu dùng phải đối mặt, đơn cử như nhu cầu vay vốn tiêu dùng cấp bách thường khó đáp ứng quy định về hồ sơ vay vốn, đối tượng khách hàng của tài chính tiêu dùng tương đối đặc thù, có thu nhập thấp, khoản vay không có tài sản đảm bảm, khó chứng minh nguồn trả nợ.

Một số khách hàng cố tình chây ì không trả nợ đúng hạn, không hợp tác bàn giao tài sản khiến quá trình thu hồi nợ kéo dài. Bên cạnh đó, nhận thức của một bộ phận người dân chưa đầy đủ về tín dụng tiêu dùng, gây nhầm lẫn giữa công ty tài chính tiêu dùng với tổ chức cung cấp “tín dụng đen”;…

Năm 2023 và những tháng đầu năm 2024, tín dụng tiêu dùng gặp nhiều khó khăn, thách thức trong việc tăng trưởng tín dụng tiêu dùng và tỷ lệ nợ xấu trong tín dụng tiêu dùng toàn hệ thống có xu hướng gia tăng.

Tăng cường thanh tra, giám sát cho vay tiêu dùng

Sau tham luận của Viện Chiến lược Ngân hàng, Vụ Chính sách tiền tệ, đại diện Cục C06 (Bộ Công an), Tổng Liên đoàn Lao động và các tổ chức cung cấp dịch vụ tín dụng tiêu dùng, Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn cho rằng cần thực hiện các giải pháp trọng tâm để khai thác được tiềm năng của thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam.

Thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động cho vay phục vụ nhu cầu đời sống, cho vay tiêu dùng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động cho vay tiêu dùng, cho vay phục vụ đời sống của các TCTD, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng, hướng dẫn việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa hoạt động tín dụng tiêu dùng, tạo điều kiện để TCTD đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, bám sát với nhu cầu thị trường, đồng thời có thể phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm ứng dụng công nghệ cao.

Các TCTD cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Công an trong việc kết nối khai thác dữ liệu thông tin từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đẩy mạnh các giải pháp ứng dụng dữ liệu này trong hoạt động tín dụng tiêu dùng.

Tin nổi bật