Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngân hàng Nhà nước siết giải ngân vốn vay bằng tiền mặt

(DS&PL) -

Ngân hàng Nhà nước quy định ngân hàng phải sử dụng dịch vụ thanh toán, không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay.

Ngân hàng Nhà nước quy định, ngân hàng phải sử dụng dịch vụ thanh toán, không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay.

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 21 quy định về phương thức giải ngân vốn cho vay bao gồm việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, bằng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước quy định ngân hàng phải sử dụng dịch vụ thanh toán, không dùng tiền mặt để giải ngân vốn cho vay.

Trong trường hợp khách hàng thanh toán cho bên thụ hưởng không có tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc số tiền vay ghi trong thỏa thuận cho vay có giá trị không vượt quá 100 triệu đồng thì ngân hàng sẽ được xem xét giải ngân cho vay bằng tiền mặt.

Siết giải ngân vốn vay bằng tiền mặt. Ảnh: Diễn đàn doanh nghiệp

Theo các chuyên gia, việc siết chặt giải ngân vốn vay bằng tiền mặt là nhằm giám sát mục đích sử dụng vốn.

Cụ thể, nếu giải ngân bằng tiền mặt thì sau khi giải ngân, cán bộ phải thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng để đánh giá tính chính xác về các mục đích vay vốn. Phương pháp phổ biến là yêu cầu khách hàng phải trình đầy đủ các chứng từ về số tiền đã sử dụng.

Nếu khách hàng sử dụng không đúng như mục đích kê khai ban đầu thì việc xử lý của ngân hàng ở thế "sự đã rồi", bị phụ thuộc thái độ hợp tác và nguồn thu nhập trong tương lai của khách hàng, rất dễ xảy ra rủi ro.

Trong khi đó nếu giải ngân vốn tín dụng qua tài khoản thì việc sử dụng vốn đã được kiểm soát ngay từ đầu.

Khách hàng không thể lợi dụng việc vay vốn để đảo nợ từ nơi này sang nơi khác, từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ khế ước này sang khế ước khác dẫn đến việc phát sinh nợ xấu, nợ mất khả năng thanh toán như đã từng xảy ra trước đây.

Thông tư 21 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 2/4/2018.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật