Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngân hàng Nhà nước là gì?

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Tìm hiểu về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vai trò trong nền kinh tế và danh sách các Ngân hàng Nhà nước đang hoạt động tại Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước là gì?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối (tiền tệ và ngân hàng); thực hiện chức năng của Ngân hàng Trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước.

Nhiệm vụ, chức năng của Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28/8/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.

Trong đó, trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Ngân hàng Nhà nước đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng năm và dài hạn; chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động và các dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước quản lý.

Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ; sử dụng các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm: Tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các công cụ, biện pháp khác để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Ngân hàng Nhà nước là gì? Danh sách các Ngân hàng Nhà nước tại Việt Nam. Ảnh minh họa 

Quyết định áp dụng biện pháp xử lý đặc biệt đối với tổ chức tín dụng vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, gặp khó khăn về tài chính, có nguy cơ gây mất an toàn cho hệ thống ngân hàng, gồm: mua cổ phần của tổ chức tín dụng; đình chỉ, tạm đình chỉ, miễn nhiệm chức vụ người quản lý, người điều hành của tổ chức tín dụng; quyết định sáp nhập, hợp nhất, giải thể tổ chức tín dụng; đặt tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về phá sản đối với tổ chức tín dụng.

Kiểm tra, thanh tra, giám sát ngân hàng; kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng, hoạt động phòng, chống rửa tiền; kiểm soát tín dụng; xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng, ngoại hối và phòng, chống rửa tiền theo quy định của pháp luật.

Quản lý hoạt động ngoại hối trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối; hoạt động ngoại hối khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.

Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật; mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật.

Đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Việt Nam tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Ngân hàng Đầu tư Quốc tế (IIB), Ngân hàng Hợp tác Kinh tế Quốc tế (IBEC), Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) và các tổ chức tiền tệ, ngân hàng quốc tế khác.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước có 25 đơn vị, gồm:

1- Vụ Chính sách tiền tệ.

2- Vụ Quản lý ngoại hối.

3- Vụ Thanh toán.

4- Vụ Tín dụng các ngành kinh tế.

5- Vụ Dự báo, thống kê.

6- Vụ Hợp tác quốc tế.

7- Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính.

8- Vụ Kiểm toán nội bộ.

9- Vụ Pháp chế.

10. Vụ Tài chính - Kế toán.

11- Vụ Tổ chức cán bộ.

12- Vụ Truyền thông.

13- Văn phòng.

14- Cục Công nghệ thông tin.

15- Cục Phát hành và kho quỹ.

16- Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.

17- Cục Quản trị.

18- Sở Giao dịch.

19- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

20- Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

21- Viện Chiến lược ngân hàng.

22- Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam.

23- Thời báo Ngân hàng.

24- Tạp chí Ngân hàng.

25- Học viện Ngân hàng.

Các đơn vị quy định từ (1) đến (20) nêu trên là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị quy định từ (21) đến (25) nêu trên là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.

Danh sách các Ngân hàng Nhà nước tại Việt Nam

Theo phân loại mô hình hoạt động của các Ngân hàng Nhà nước thì:

Ngân hàng Quốc doanh bao gồm:

Agribank - Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

GP Bank - Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu

Oceanbank - Ngân hàng TNHH MTV Đại dương

CB Bank - Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng

Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) với hơn 50% vốn sở hữu Nhà nước gồm:

Vietcombank - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Vietinbank - Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

BIDV - Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Ngân hàng chính sách gồm:

VBSP - Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam

VDB - Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tựu chung, Ngân hàng Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với bộ máy chính quyền Nhà nước, nó góp phần đảm bảo ổn định tài chính, phát triển kinh tế và bảo vệ lợi ích quốc gia, nhất là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Tin nổi bật