Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Ngắm siêu trăng cuối cùng của năm 2023 tỏa sáng trên bầu trời Hà Nội

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Tối 30/9, người dân Thủ đô thích thú trước hiện tượng trăng thu hoạch, trăng Rằm gần nhất với ngày Thu phân hàng năm (thời điểm kết thúc mùa Hè và bắt đầu mùa Thu) đã xuất hiện.

Theo Thông tấn xã Việt Nam, đây cũng là siêu trăng cuối cùng xuất hiện trong năm 2023. Siêu trăng này không sáng bằng "siêu trăng xanh" hiếm gặp vào tháng 8 nhưng vẫn trông sáng và lớn hơn trăng tròn thông thường.

Được biết, siêu trăng là cách gọi khi xảy ra hiện tượng trăng tròn hoặc trăng non trùng với thời điểm Mặt Trăng tiếp cận gần Trái Đất nhất.

Chênh lệch về khoảng cách giữa điểm gần nhất và xa nhất gọi là "củng điểm quỹ đạo", lên tới 45.000 km, tương đương xấp xỉ 13 lần đường kính của Mặt Trăng.

Tại Bắc Mỹ, lần trăng rằm này còn được gọi là Trăng ngô, hay Trăng thu hoạch. Nguyên nhân là bởi nó ở gần điểm thu phân, rơi vào ngày 23/9 năm nay.

Tối 30/9, diễn ra hiện tượng Trăng thu hoạch, là Trăng Rằm gần nhất với ngày Thu phân hằng năm (thời điểm kết thúc mùa Hè và bắt đầu mùa Thu). Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Siêu trăng cuối cùng của năm 2023. Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN

Siêu trăng sáng và lớn hơn trăng tròn thông thường. Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN

Hình ảnh Siêu Trăng lúc 24h ngày 30/9 tại Đan Phượng, Hà Nội. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Hình ảnh Siêu Trăng lúc 24h ngày 30/9 tại Đan Phượng, Hà Nội. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Hình ảnh Siêu Trăng lúc 24h ngày 30/9 tại Đan Phượng, Hà Nội. Ảnh: Văn Điệp/TTXVN

Siêu trăng cuối cùng của năm 2023. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Thông tin trên báo VnExpress, theo quan niệm xưa, trăng rằm tháng 8 âm lịch (Trung thu) tròn và sáng nhất trong năm, song các chuyên gia cho rằng không chính xác.

Ông Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam (VACA) lý giải, khi Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất, phần được chiếu sáng có lúc không về phía Trái Đất, có lúc chỉ một phần và có lúc hướng toàn bộ. Vì thế, người quan sát nhìn thấy các pha tròn - khuyết - bán nguyệt - lưỡi liềm... của Mặt Trăng. Ở mỗi chu kỳ trăng, luôn có một lần toàn bộ phần được chiếu sáng của nó hướng về phía Trái Đất, các nhà thiên văn gọi đó là điểm Trăng tròn.

"Điểm này có thể rơi vào ngày 15 hoặc 16 của tháng âm lịch. Không hề có bất cứ ngoại lệ nào trong số những lần trăng tròn như vậy, hay nói cách khác Trăng rằm đêm trung thu không tròn hơn những tháng khác", ông nói.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật