Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga triển khai “rồng lửa” S-400 sát vách Ukraine giữa lúc căng thẳng leo thang

(DS&PL) -

8 ống phóng của tổ hợp tên lửa S-400 được chia thành 4 nhóm nằm ở phía tây nam của căn cứ không quân Dzhankoy trên bán đảo Crimea.

8 ống phóng của tổ hợp tên lửa S-400 được chia thành 4 nhóm nằm ở phía tây nam của căn cứ không quân Dzhankoy trên bán đảo Crimea.

Ảnh chụp ngày 2/12 cho thấy tổ hợp S-400 được triển khai tại căn cứ không quân ở Crimea. Ảnh: iSi

Theo Fox News, thông tin tình báo của hãng vệ tinh ImageSat International cho biết cơ sở hạ tầng của tổ hợp tên lửa đất đối không S-400 của Nga đã được chuẩn bị trong những tháng gần đây.

Những bức ảnh vệ tinh cho thấy khu vực này vẫn là một bãi đất trống vào tháng 4 năm nay và hoạt động xây dựng diễn ra cho tới ngày 10/11, tức 2 tuần trước khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine leo thang.

Tuy nhiên, những bức ảnh được chụp hôm 2/12 đã xác nhận hoạt động triển khai S-400 của Nga. Theo đó, 8 ống phóng của tổ hợp tên lửa S-400 được chia thành 4 nhóm nằm ở phía tây nam của căn cứ không quân Dzhankoy trên bán đảo Crimea, cùng với đó là 2 hệ thống radar và một số xe tải. Một trong số các xe này được cho là dùng để chở các tên lửa S-400.

S-400 Triumph (hay SA-21 Growler theo định danh của NATO) là hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất được Nga đưa vào sử dụng từ năm 2007. Tổ hợp được thiết kế để tấn công các mục tiêu là máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo và hành trình. Nó cũng có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất.

S-400 có khả năng tấn công các mục tiêu từ khoảng cách 400 km và ở tầm cao lên tới 30 km.

Trước đó, Tổng thống Poroshenko và Quốc hội Ukraine đã nhất trí thông qua lệnh thiết quân luật tại một số khu vực, trong đó chủ yếu là các vùng giáp biên giới Nga trong vòng 30 ngày. Động thái này được tiến hành sau khi lực lượng an ninh Nga bắt giữ 3 tàu chiến Ukraine cùng 24 thủy thủ với cáo buộc xâm phạm lãnh hải Nga tại eo biển Kerch hôm 25/11.

Hải quân Ukraine cho đến nay vẫn khẳng định đã thông báo trước cho Nga về việc các tàu chiến của nước này sẽ đi qua eo biển Kerch, trong khi Nga nói rằng không nhận được thông báo nào và các tàu của Ukraine đã phớt lờ cảnh báo của lực lượng tuần duyên Nga. Ukraine yêu cầu Nga thả tàu và thả người, song Moscow khước từ và dự kiến sẽ đưa các thủy thủ ra xét xử.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Tin nổi bật