Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga tập trận sát biên giới sau khi Triều Tiên thử tên lửa mạnh chưa từng có

(DS&PL) -

Lính thủy đánh bộ Nga đã tiến hành cuộc tập trận đổ bộ tại khu vực biên giới với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng triển khai vụ thử tên lửa có kích thước lớn chưa từng có.

Lính thủy đánh bộ Nga đã tiến hành cuộc tập trận đổ bộ tại khu vực biên giới với Triều Tiên sau khi Bình Nhưỡng triển khai vụ thử tên lửa có kích thước lớn chưa từng có.

Hãng thông tấn RIA Novosti hôm qua (30/11) dẫn phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương Nga Nikolay Voskresenskiy tiết lộ, các binh sĩ trong lực lượng bộ binh của Hải quân Nga cùng thủy thủ đoàn của các tàu Đô đốc Nevelskoy và Peresvet thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đã triển khai cuộc tập trận đổ bộ nhanh ở căn cứ tiền tiêu ở vùng Primorye. Đây là khu vực tiếp giáp duy nhất giữa Nga và Triều Tiên.

Lính thủy đánh bộ Nga tập trận hôm 30/7/2016 - Ảnh: Reuters.

Theo đó, cả người và hàng hóa đã được chuyển lên tàu Đô đốc Nevelskoy ở Vịnh Desantnaya, đồng thời mô phỏng tình huống đổ bộ ở thao trường Klerk. Cả hai địa điểm này thuộc vùng Primorye. Ngoài ra, tàu Peresvet dù xuất phát từ một khu vực khác tuy nhiên đến cuối vẫn đến khu vực gần thao trường Klerk.

Cuộc tập trận của lính thủy đánh bộ Nga diễn ra chỉ một ngày trước khi Hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu tiến hành một loạt cuộc tập trận huấn luyện tại Primorye và vùng Kamchatka . Cuộc tập trận có sự tham gia của 1.000 binh sĩ và hơn 150 trang thiết bị, trong đó có cả hoạt động bắn đạn thật.

Các cuộc tập trận này là một phần trong các hoạt động quân sự diễn ra ở khu vực Primorye giáp biên giới Triều Tiên diễn ra vài tháng qua. Nga cũng đã triển khai những cuộc tập trận ném bom, nhảy dù cùng các cuộc tập trận khác kể từ tháng 9 năm nay.

Cuộc tập trận mới nhất của lính thủy đánh bộ Nga được triển khai ngay sau khi Triều Tiên tuyên bố phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa có đủ khả năng bắn tới lục địa Mỹ, toàn bộ nước Úc và thậm chí là châu Âu, hôm 29/11.

Hiện Nga đã thể hiện quan điểm phản đối chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng, song Moscow cũng chỉ trích Washignton do các hành động khiêu khích của nước này càng làm Triều Tiên có thêm các động thái gây căng thẳng.

Theo các chuyên gia, kích thước lớn của tên lửa có thể cung cấp hệ thống đẩy mạnh hơn. Reuters dẫn lời một quan chức tình báo Mỹ cho hay vụ phóng thử Hwasong-15 dường như để chứng minh hệ thống đẩy mạnh với nhiên liệu rắn của Triều Tiên, đặc biệt với tên lửa giai đoạn hai này.

Hệ thống nhiên liệu rắn là phát triển đáng kể và có thể cho phép Triều Tiên rút ngắn thời gian vận chuyển và phóng tên lửa so với hệ thống nhiên liệu lỏng.

GIA BẢO (Theo Newsweek/Reuters)

Tin nổi bật