(ĐSPL) - Trung Quốc và Ấn Độ cần phải khôn khéo hơn trong việc xử lý cuộc khủng hoảng Ukraine... để “đắc lợi” trong cuộc “đấu đá” giữa Nga và Mỹ.
Đó là nhận định đăng trên mạng atimes.com của nhà ngoại giao Ấn Độ kỳ cựu MK Bhadrakuma, người đã có hơn 29 năm làm việc trong ngành ngoại giao và từng giữ cương vị đại sứ Ấn Độ tại Uzbekistan ( 1995-1998 ) và Thổ Nhĩ Kỳ (1998-2001).
Theo cựu đại sứ MK Bhadrakuma, nhiều thứ phụ thuộc vào việc Trung Quốc và Ấn Độ ứng xử ra sao trước sự “chèo kéo” của cả Nga lẫn phương Tây và Nga trong tương lai.
|
Tổng thống Nga đề cao vai trò của BRICS |
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cảm ơn Trung Quốc và Ấn Độ trong bài phát biểu nổi tiếng của ông tại Điện Kremlin. Cẩn trọng trong việc chọn lựa ngôn từ, ông Putin cảm ơn việc nhân dân Trung Quốc có một ban lãnh đạo nhìn nhận tình hình theo góc độ “toàn vẹn lịch sử và chính trị”. Ông cũng “đánh giá cao sự kiềm chế và tính khách quan của Ấn Độ”.
Nga đang cậy nhờ Trung Quốc…
Có tín hiệu mạnh mẽ rằng Nga sẽ “trả ơn” trong thỏa thuận Nga cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trị giá nhginf tỷ USD, thông qua việc linh hoạt hơn về giá cả, vốn đã cản trở quá trình đàm phán song phương trong nhiều năm qua.
|
Nga có thể nhượng bộ Trung Quốc trong đàm phán về dầu khí, đầu tư và mua bán vũ khí. |
Hãng tin Reuters dẫn lời các nhà phân tích phương Tây cho rằng Moscow có thể đổi ý, thuận theo yêu cầu của Trung Quốc về bán “siêu máy bay chiến đấu” Su-35 và đồng ý giảm bớt nhiều hạn chế đối với đầu tư Trung Quốc vào các ngành công nghiệp chiến lược của Nga.
Ai cũng biết, hiện thời Nga đang rất cần Trung Quốc. Việc Trung Quốc bỏ phiếu trắng tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về trưng cầu dân ý ở Crimea 11 ngày trước đây khiến cho Moscow cảm thấy hài lòng, trong khi Washington ngay lập tức tuyên bố Nga đã bị cô lập tại Liên Hợp Quốc. Trung Quốc đã làm hài lòng cả Nga và Mỹ, thông qua “lập trường nước đôi” của nước này.
Cuộc gặp thượng đỉnh Obama-Tập Cận Bình ở Hà Lan không chỉ là biểu tượng. Người ta có cảm giác rằng căng thẳng ở khu vực Châu Á -Thái Bình Dương giảm đi trông thấy trong những ngày gần đây, trái với căng thẳng đang ngày càng gia tăng giữa Nga và phương Tây.
Ngoài ra, người ta còn được chứng kiến những cảnh tượng đáng kinh ngạc, khi máy bay của Trung Quốc và Nhật Bản sát cánh với nhau ở vùng biển ngoài khơi Australia để tìm kiếm phần còn lại của chiếc máy bay Malaysia xấu số.
Trong một bài bình luận ngày 22/3, Hoàn cầu Thời báo thẳng thắn viết rằng không giống như Nga, "sẽ là thiếu khôn ngoan, nếu Trung Quốc gia tăng đối đầu với phương Tây”.
Phương Tây coi Nga là một “kẻ gây rối” chứ không phải là một đối thủ xứng tầm, trong khi Trung Quốc mới là trọng tâm chú ý của phương Tây.
…và chèo kéo Ấn Độ
Cuộc họp Obama-Tập Cận Bình không chỉ nhận được sự quan tâm sâu sắc ở Moscow mà còn ở New Delhi.
Không có gì ngạc nhiên khi "chiến lược gia dầu khí” của Nga Igor Sechin - và là một cộng sự gần gũi của Tổng thống Putin - bạn tâm gần Putin, Igor Sechin, đã tới New Delhi ngày 24/3, theo sáng kiến của Nga. Moscow hy vọng sẽ ký kết được một thỏa thuận trị giá nhiều tỷ USD liên quan đến việc cung cấp 2 lò phản ứng hạt nhân cho Ấn Độ. Sở dĩ Nga phải hành động vội vã vì nhiều khả năng vòng trừng phạt tiếp theo của Tổng thống Obama sẽ bao gồm các lĩnh vực năng lượng.
|
Người Ấn Độ quan tâm đến những gì mà người Nga có thể mang lại cho họ. |
Người Ấn Độ quan tâm đến những gì mà Sechin đã cung cấp. Liệu ông này có “bật đèn xanh” cho Ấn Độ tham gia vào lĩnh vực khai thác dầu ở Nga, điều mà Ấn Độ đã tìm kiếm từ lâu nhưng cho đến nay phía Nga vẫn chưa chấp nhận.
Rõ ràng, nhu cầu khẩn cấp về đa dạng hóa xuất khẩu sang các thị trường Châu Á đã khiến cho Tổng thống Putin ủy nhiệm ông Sechin đến New Delhi, một phần của chuyến công du sang Nhật Bản , Hàn Quốc và Việt Nam. Nga đang đề phòng khả năng Mỹ tìm cách phá hoại sự thống trị của Nga trên cương vị nhà cung cấp năng lượng cho các thị trường Châu Âu.
Ấn Độ đang muốn Mỹ không chỉ cung cấp khi đốt hóa lỏng mà còn tạo điều kiện cho nước này đầu tư vào lĩnh vực khí đốt đá phiến, với mục đích tìm công nghệ khai thác và trong lĩnh vực năng lượng xanh.
Nga muốn nắm lấy Ấn Độ để cầm chân Mỹ ở Ấn Độ Dương, nhưng Ấn Độ lại muốn duy trì các giao dịch với Mỹ. Căng thẳng Mỹ- Nga gia tăng có thể trở thành một lợi thế của Ấn Độ. Cuộc Chiến tranh lạnh mới, nếu có diễn ra, thì nó sẽ diễn ra trong bối cảnh Ấn Độ có quan hệ tốt với Mỹ.
Nói tóm lại, cả Trung Quốc lẫn Ấn Độ đều có thể chờ đợi một số nhượng bộ từ phía Nga, nhưng cả hai nước này đều không muốn đối đầu với Mỹ.Thật vậy, hai nước này vẫn không chắc chắn về việc liệu giới tinh hoa ở Nga có thực sự muốn “xoay trục” sang Châu Á và biết đâu đó chỉ là một thủ thuật mặc cả với phương Tây vào một thời điểm nào đó trong tương lai.