Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga lo ngại ông Macron trở thành tổng thống Pháp

(DS&PL) -

Các chính trị gia Nga mong đợi bà Marine Le Pen sẽ đắc cử Tổng thống Pháp, và lo ngại ông Emmanuel Macron sẽ ‘nắm giữ vị trí đó’.

Các chính trị gia Nga mong đợi bà Marine Le Pen sẽ đắc cử Tổng thống Pháp, và lo ngại ông Emmanuel Macron sẽ ‘nắm giữ vị trí đó’.

Mất ứng viên kỳ vọng ngay sau vòng 1

Với việc cựu Thủ tướng Francois Fillon chỉ đứng ở vị trí thứ ba và bị loại khỏi vòng đối đầu trực tiếp ngày 7/5, Điện Kremlin đã bị mất ứng cử viên tổng thống Pháp mà Nga ưa thích nhất, theo tờ Kiến Thức.

Nhiều chính trị gia và chuyên gia Nga cho rằng ứng viên nặng ký Emmanuel Macron - người có nhiều khả năng giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng 2 vào ngày 7/5 - sẽ không giúp giải quyết các tai ương chính trị của nước Pháp.

Ứng viên Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Ảnh: Getty.

Đối với Điện Kremlin, thất bại của cựu Thủ tướng Francois Fillon ở vòng 1 là điềm chẳng lành. Trong số bốn ứng cử viên tổng thống Pháp hàng đầu, ông Fillon theo đuổi quan hệ gần gũi nhất với Nga và Tổng thống Vladimir Putin. Hai chính trị gia này đã có mối quan hệ thân thiện kể từ khi cả hai đều làm thủ tướng từ năm 2007 đến năm 2012.

Trong chiến dịch tranh cử, ứng viên Fillon tỏ ra thân thiện với Moscow, gọi các biện pháp trừng phạt Nga là "hoàn toàn không có hiệu quả". Phát biểu về việc Nga sáp nhập Bán đảo Crimea, ông nhiều lần nhấn mạnh đến quyền "tự quyết" của dân chúng sống trên bán đảo này.

Ứng viên Macron có thể ‘gây khó khăn nhất’ đối với Nga

Trái ngược với cựu Thủ tướng Fillon, Emmanuel Macron là ứng viên tổng thống bất lợi nhất đối với Moscow. Mặc dù có ý định duy trì đối thoại với Nga, nhưng chính trị gia 39 tuổi này kêu gọi Liên minh Châu Âu phải có một đường lối cứng rắn đối với bất kỳ sự can thiệp nào có thể xảy ra trong quá trình bầu cử ở châu Âu.

Tuyên bố này được đưa ra, sau khi ông Richard Ferrand – phụ trách chiến dịch tranh cử của ứng viên Macron - cáo buộc Nga thực hiện các cuộc tấn công vào mạng máy tính của chiến dịch này. Ông cũng cáo buộc Moscow sử dụng tin tức giả mạo trong một nỗ lực nhằm làm mất uy tín của Macron trước thềm bầu cử.

Cựu Bộ trưởng Kinh tế Emmanuel Macron đã giành được gần 24% phiếu bầu trong vòng đầu tiên cuộc bầu cử tổng thống Pháp, vượt xa ứng viên cực hữu Marine Le Pen (21,3%). Đối với Nga, kết quả này hầu như không gây bất ngờ và các nhà phân tích chính trị ở Moscow cho rằng bà Marine Le Pen không có khả năng đánh bại ông Emmanuel Macron trong vòng hai.

Phó chủ tịch Duma quốc gia Sergei Zheleznyak nói với các phóng viên hôm 24/4: "Rõ ràng là thế giới phương Tây sẽ làm bất cứ điều gì để ngăn chặn Le Pen đắc cử tổng thống Pháp”.

Trong chuyến thăm Moscow vào cuối tháng 3 và gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin, Marine Le Pen nói rằng bà "ủng hộ phát triển quan hệ với Nga" và kêu gọi hợp tác với Moscow trong cuộc chiến chống khủng bố.

Người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện) Konstantin Kosachev nhận định chiến thắng có thể của ứng viên tổng thống Macron sẽ không giải quyết được vấn đề của nước Pháp.

Nhà phân tích Fyodor Lukyanov, Chủ tịch tổ chức Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng ở Moscow, cũng tán thành nhận định này.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của hãng tin Interfax, ông Lukyanov không tin rằng một vị tổng thống Pháp như Macron có thể dẫn đất nước ra khỏi khủng hoảng chính trị và kinh tế. Ông giải thích: "Có vẻ như ông ấy là sản phẩm kết hợp chính trị của hoàn cảnh chứ không phải là đại diện của bất kỳ chương trình chính trị khác biệt nào. "Nếu vậy, tình hình chỉ có thể tồi tệ hơn trong tương lai và sau đó thực tế chính trị mới sẽ không tốt hơn so với cái cũ”.

Nga lên tiếng về 'ác cảm' với ứng cử Macron

Phát biểu với báo giới, ông Peskov nói: "Có những cáo buộc hoàn toàn sai lầm... Theo truyền thống, Nga sẵn sàng và sẵn lòng xây dựng quan hệ hữu hảo với những người có cùng phương hướng và những người tin rằng những bất đồng hiện nay có thể được giải quyết chỉ bằng đối thoại, tính tới các lợi ích của nhau".

Ông nhấn mạnh: "Sẽ là sai lầm khi nói rằng Nga thể hiện sự thiện vị với bất cứ ai trong số các ứng cử viên (tổng thống Pháp). Nga chưa và sẽ không bao giờ can thiệp vào các tiến trình bầu cử của các nước khác".

TTXVN đưa tin, bên cạnh đó, ông Peskov còn khẳng định: "Chúng tôi tôn trọng lựa chọn của nhân dân Pháp. Người Pháp nên quyết định ai là tổng thống nước này".

(Tổng hợp)

Tin nổi bật