Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga kiếm 98 tỷ USD nhờ xuất khẩu nhiên liệu chỉ trong 100 ngày chiến sự ở Ukraine

(DS&PL) -

Nga đã kiếm được 98 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trong 100 ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.

Theo báo cáo độc lập từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) có trụ sở tại Phần Lan, được công bố ngày 13/6 (giờ địa phương), trong 100 ngày đầu tiên của chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đã thu được khoảng 93 tỷ euro (98 tỷ USD) từ việc xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch, phần lớn đến các nước châu Âu.

Báo cáo này được công bố trong thời điểm Kyiv thúc giục phương Tây cắt đứt mọi hoạt động thương mại, với hy vọng cắt đứt huyết mạch tài chính của Nga.

Hồi đầu tháng này, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt được sự đồng thuận trong việc ngừng phần lớn hoạt động nhập khẩu dầu từ Nga, một mặt hàng mà khu vực này phụ thuộc rất nhiều vào Nga. Khối đã đặt mục tiêu cắt giảm 2/3 nguồn nhiên liệu nhập khẩu từ Nga trong năm nay nhưng đến thời điểm hiện tại, lệnh cấm dầu Nga vẫn chưa được đưa ra. 

Mỏ dầu thuộc sở hữu của Bashneft, Bashkortostan, Nga. Ảnh: Reuters 

Theo báo cáo, thị trường EU đã nhập khoảng 61% xuất khẩu nhiên liệu hoá thạch của Nga trong 100 ngày đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, với tổng số tiền lên đến 60 tỷ USD. Các nhà nhập khẩu hàng đầu của dầu Nga là Trung Quốc với  13,22 tỷ USD, Đức (12,69 tỷ USD) và Ý (8,18 tỷ USD).

Doanh thu từ nhiên liệu hóa thạch của Nga trước tiên đến từ việc bán dầu thô (46 tỷ USD), tiếp theo là khí đốt từ đường ống, các sản phẩm dầu mỏ, khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và than đá.

Ngay cả khi xuất khẩu của Nga giảm mạnh vào tháng 5, vì các quốc gia và công ty cắt giảm nguồn cung cấp nhưng sự gia tăng toàn cầu về giá nhiên liệu hóa thạch vẫn tiếp tục lấp đầy kho bạc của Điện Kremlin, với doanh thu xuất khẩu đạt mức cao kỷ lục.

CREA chỉ ra giá xuất khẩu trung bình của Nga cao hơn năm ngoái khoảng 60%. Một số quốc gia khác cũng đã tăng cường mua hàng từ Moscow, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Pháp.

Nhà phân tích Lauri Myllyvirta của CREA nhận xét: "Khi EU đang xem xét các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn đối với Nga, Pháp đã tăng cường nhập khẩu để trở thành nước mua LNG lớn nhất trên thế giới".

Theo ông Myllyvirta, hầu hết số nhiên liệu này được mua giao ngay chứ không phải hợp đồng dài hạn, Pháp đang quyết định một cách có ý thức việc sử dụng năng lượng của Nga sau cuộc chiến dịch quân sự đặc biệt. Qua đó, ông kêu gọi cấm vận nhiên liệu hóa thạch của Nga để "gắn hành động với lời nói".

Minh Hạnh (Theo AFP)

Tin nổi bật