Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nga có “đội quân gián điệp” theo dõi chiến dịch tranh cử của TT Pháp?

(DS&PL) -

Tình báo Nga bị cáo buộc theo dõi chiến dịch tranh cử của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông qua các tài khoản giả mạo người thật trên mạng xã hội Facebook.

Tình báo Nga bị cáo buộc theo dõi chiến dịch tranh cử của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông qua các tài khoản giả mạo người thật trên mạng xã hội Facebook.

Hôm 27/7, một nghị sỹ Mỹ và 2 người khác đã đưa ra nghi vấn đặc vụ Nga lập ra hơn 20 tài khoản Facebook ảo để tiến hành giám sát những người thân cận và nhà tài trợ cho chiến dịch của ông Macron.

Trước đó có rất nhiều thông tin về việc cuộc bầu cử ở Pháp bị ảnh hưởng bởi các chiến dịch thông tin và tấn công vào các phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, mạng lưới giả mạo mới bằng tài khoản Facebook ảo đã không được tiết lộ cho đến khi có báo cáo của Reuters.

Nga đã nhiều lần phủ nhận can thiệp vào cuộc bầu cử Pháp bằng cách tấn công mạng và phát hành các email, tài liệu. Cơ quan tình báo Mỹ từng nói với Reuters vào tháng 5/2017 rằng các tin tặc có liên hệ với chính phủ Nga đã tham gia, nhưng họ không có bằng chứng kết luận rằng Kremlin ra lệnh tấn công.

Nga bị cáo buộc dùng tài khoản Facebook ảo theo dõi chiến dịch tranh cử của Tổng thống Pháp Macron. Ảnh: Independent

Facebook đã xác nhận với Reuters rằng họ đã phát hiện các tài khoản gián điệp ở Pháp và đã hủy kích hoạt.

Các nhân viên của công ty đã thông báo cho các thành viên ủy ban và nhân viên Quốc hội về những phát hiện của họ. Những người tham gia vào các cuộc trò chuyện cũng cho biết số lượng tài khoản Facebook bị đình chỉ ở Pháp để quảng bá tuyên truyền hay spam - phần lớn liên quan đến cuộc bầu cử - đã lên đến 70.000, nhiều hơn rất nhiều so với con số 30.000 từ tháng 4. Phía Facebook không bác bỏ số liệu này.

Các nhân viên của Facebook nhận thấy ông cụ được nhóm tin tặc sử dụng để can thiệp vào vòng 1 cuộc bầu cử Pháp là công cụ được đơn vị tình báo quân đội GRU của Nga. Cùng một đơn vị của GRU được gọi là Fancy Bear hoặc APT 28 từng bị cáo buộc can thiệp vào hệ thống máy chủ của Đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Mỹ hồi năm 2016. Hiện GRU vẫn từ chối đưa ra bình luận.

Vào những ngày cuối cùng của cuộc bầu cử Pháp, hệ thống thư điện tử trong chiến dịch của ông Macron đã bị tấn công và tung lên mạng. Pháp hiện chưa đưa ra được cáo buộc với quốc gia can thiệp hoặc đối tượng tình nghi nào.

Mounir Mahjoubi, giám đốc kỹ thuật của chiến dịch của ông Macron, và bây giờ là phụ tá cho các vấn đề kỹ thuật số trong chính phủ Pháp từng nói với Reuters hồi tháng 5 rằng một số chuyên gia bảo mật đổ lỗi cho GRU, mặc dù họ không có bằng chứng.

(Theo Independent)

Tin nổi bật