Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nếu thấy những triệu chứng sau, quý ông khẩn trương đi khám ung thư tuyến tiền liệt

(DS&PL) -

Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt không rõ ràng, nhưng nếu nam giới nhận thấy những dấu hiệu như sụt cân, đau vùng khung chậu, tiểu buốt...thì không nên xem nhẹ.

Triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt không rõ ràng, nhưng nếu nam giới nhận thấy những dấu hiệu như sụt cân, đau vùng khung chậu, đau lưng hông, tiểu buốt...thì không nên xem nhẹ.

Tuyến tiền liệt là tuyến nằm ngay sát dưới bàng quang, bao xung quanh cổ bàng quang và niệu đạo, bình thường nhỏ cỡ đầu ngón tay. Nam giới ai cũng có tuyến này, nó có nhiệm vụ tiết ra dịch ngăn ngừa sự nhiễm trùng đường tiểu, hỗ trợ tinh trùng. Sau 40 tuổi tuyến này to dần. Một số người có tuyến tiền liệt to nhanh cỡ trái chanh làm bít cổ bàng quang dẫn đến tình trạng khó đi tiểu hay bí tiểu, ở một số người khác tuyến này hóa ung thư, tạo thành một khối cứng và cũng khiến bệnh nhân khó tiểu.

Ảnh minh hoa.

Theo các bác sĩ chuyên khoa ung thư tiền liệt tuyến là khối u ác tính xuất phát từ tế bào của tiền liệt tuyến. Ung thư tiền liệt tuyến là một trong những loại ung thư âm thầm, lặng lẽ tàn phá sức khỏe và chức năng sinh lý của đàn ông. 

Các khảo sát cho thấy đàn ông càng lớn tuổi càng dễ bị ung thư tuyến tiền liệt. Ước tính 80% nam giới dưới tuổi 80 bị ung thư tuyến tiền liệt.

Trung bình cứ 200.000 nam giới ở tuổi 40 thì có một người mắc bệnh. Ở độ tuổi đầu 50, tỷ lệ là 12/200.000. Đến tuổi 60, cứ 10.000 đàn ông thì có 12 người được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt.

Ngoài ra bệnh cũng thường gặp ở nhóm người béo phì, ăn quá nhiều thịt hoặc thực phẩm giàu chất béo từ động vật. Những người bắt đầu quan hệ tình dục từ sớm, từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc có nhiều đối tác tình dục cũng tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Nhóm có nguy cơ cao là những nam giới có tiền sử gia đình bị ung thư tuyến tiền liệt.

Ung thư tuyến tiền liệt đa số là tiến triển chậm và người bệnh có thể sống nhiều năm nhưng vì bệnh này có nhiều dạng diễn tiến thất thường nên muốn biết các nguy cơ tiến triển của ung thư phải dựa vào nhiều yếu tố như: giai đoạn tiến triển của bệnh, số lượng loại tế bào ung thư ác tính.
Ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu nào gợi ý rõ ràng và đa số các dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt cũng có thể gặp ở các bệnh lý khác.

Tuy nhiên, nếu phát hiện mình có một số các triệu chứng sau thì nên đi đến các cơ sở y tế chuyên về niệu khoa để được thăm khám và chẩn đoán:

Tiểu tiện khó

Nếu gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc dòng tiểu chậm hoặc yếu, thậm chí chỉ xảy ra một lần hoặc hai lần, cũng không nên bỏ qua, theo bác sĩ Ash Tewari, chủ tịch khoa tiết niệu tại Trường Y Icahn ở New York (Mỹ).

Mặc dù khó đi vệ sinh cũng có thể do bệnh khác không phải ung thư, chẳng hạn như nhiễm trùng tiểu, nhưng bạn nên cẩn trọng với triệu chứng này, đặc biệt là vào ban đêm, hoặc mất kiểm soát bàng quang có thể là một dấu hiệu bị ung thư tuyến tiền liệt.

Đau nhức cơ thể

Đau nhức ở xương, chẳng hạn như xương sườn, hông, hay cột sống có thể thực sự là dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến tiền liệt, tiến sĩ Tewari nói. Đau thường xuyên hay cứng ở phía dưới lưng, hông, đùi trên cũng là triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt, theo Quỹ Ung thư tuyến tiền liệt, và có thể là một dấu hiệu cho thấy ung thư đã lan rộng.

Ăn mất ngon

Chán ăn có thể là một dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tiền liệt, tiến sĩ Tewari nói. Mặc dù triệu chứng này có vẻ nhỏ, nhưng không nên bỏ qua. Bệnh ung thư tuyến tiền liệt thường không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng, và để bệnh ung thư có thể chữa được, nam giới phải chủ động.

Bất lực

Nếu bạn đột nhiên khó cương cứng, hoặc “xuất quân” khó, hoặc có máu trong tinh dịch, hãy đến bệnh viện ngay. Các vấn đề liên quan chức năng cương dương có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn cuối.

Khi bệnh tiến triển nặng có thể gặp các triệu chứng như: Phù hai bàn chân; Tiểu không tự chủ hay bí tiểu; Đau nhức xương hay có thể bị gãy xương khi gặp một chấn thương nhẹ...

Để phòng bệnh ung thư tuyến tiền liệt, các chuyên gia khuyên nam giới nên có lối sống lành mạnh, ăn ít thịt. Bên cạnh đó, cần tăng cường ý thức tầm soát định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

Vì ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện ở nam giới tuổi trung niên và bệnh không có triệu chứng đặc hiệu ở giai đoạn đầu nên để phát hiện bệnh sớm, nam giới trên 50 tuổi cần khám tầm soát ung tuyến tiền liệt hàng năm. Nếu gia đình có cha, anh ruột bị ung thư tuyến tiền liệt thì nên chủ động đi khám tuyến tiền liệt mỗi năm từ tuổi 40.

Bác sĩ sẽ chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt thông qua việc khám lâm sàng và thực hiện các cận lâm sàng như tiến hành thăm khám qua hậu môn, trực tràng; sinh thiết tuyến tiền liệt dưới hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng và xét nghiệm máu.

Nguyễn Hà (T/h)

Tin nổi bật