Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nếu Grab độc quyền ở Đông Nam Á, điều gì sẽ xảy ra?

(DS&PL) -

Thông tin Uber đang chuẩn bị hoàn tất thương vụ nhường thị trường Đông Nam Á cho đối thủ lớn nhất của mình là Grab làm dấy lên lo ngại người tiêu dùng có thể sẽ bị thua t

Thông tin Uber đang chuẩn bị hoàn tất thương vụ nhường thị trường Đông Nam Á cho đối thủ lớn nhất của mình là Grab làm dấy lên lo ngại người tiêu dùng có thể sẽ bị thua thiệt.

Theo tờ Asean Post, các nhà quản lý Singapore tỏ ra quan ngại về mức độ minh bạch trong cơ chế tính cước của Grab trong tương lai khi Uber rút khỏi thị trường Đông Nam Á.

Theo tiến sĩ kinh tế vận tải Walter Theseira của Đại học Khoa học Xã hội Singapore: "Grab hoàn toàn biết được rằng họ có thể tính cước phí khác nhau với những đối tượng khác nhau". Ông cũng nói thêm để chính sách giá được công bằng cần có thêm nhiều thông tin hơn nữa về hoạt động kinh doanh của Grab nhằm quản lý việc này tốt hơn.

Đến nay, Grab đã có mặt tại ít nhất 178 thành phố tại khu vực Đông Nam Á. Ảnh: Thời báo Tài chính Việt Nam

Theo ông Darshan Singh Dhillon - Chủ tịch Hiệp hội Tiêu dùng Malaysia (MCM) - nếu thâu tóm Uber tại Đông Nam Á, Grab - startup của Singapore - sẽ chiếm thế độc quyền tại Malaysia.

“Nếu điều đó xảy ra, các dịch vụ với giá tương đối rẻ mà người Malaysia đang được hưởng sẽ trở nên đắt đỏ, đặc biệt là khi dịch vụ taxi truyền thống của chúng tôi bị loại khỏi sân chơi", ông Darshan nói.

Trong khi đó, đối với lái xe, đa số đều cho rằng việc chuyển đổi giữa Uber và Grab phụ thuộc vào thu nhập họ có được khi trở thành đối tác lái xe của hai ứng dụng này. Nhưng nếu như chỉ còn một công ty, họ sẽ không có nhiều lựa chọn và phải nhận số tiền mình được trả dù là bao nhiêu.

Tờ Free Malaysia Today cho biết vài năm qua, hàng nghìn lái xe taxi của Malaysia đã bỏ taxi truyền thống để lái cho Uber và Grab. Họ cho rằng không thể cạnh tranh được với mức giá thấp hơn và yêu cầu pháp lý ít hơn của hai startup "taxi công nghệ này".

Ông Darshan - Chủ tịch Hiệp hội Tiêu dùng nước này - thì cho rằng chính phủ cần khuyến khích thêm nhiều công ty gọi xe tham gia vào sân chơi thông qua chế độ đãi ngộ và rào cản pháp lý không cần thiết.

Được biết, tính đến thời điểm hiện tại, Grab đã có mặt tại ít nhất 178 thành phố tại khu vực Đông Nam Á, gồm Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Philippines, Indonesia, Myanmar, Ấn Độ và Singapore. Trong khi đó, Uber chỉ hoạt động tại 60 thành phố trong khu vực.

Năm 2017, Grab cho biết đã vượt con số 1 tỷ chuyến xe tại Đông nam Á và nắm giữ 71% thị phần trong mảng gọi xe cá nhân và 95% mảng gọi taxi của đối tác thứ 3.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật