Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nên đầu tư vào đâu từ nay đến cuối năm?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Theo các chuyên gia, người dân cần thận trọng khi chọn nơi đầu tư vì đồng tiền tiết kiệm là mồ hôi nước mắt dành dụm cả đời.

(ĐSPL) - Theo các chuyên gia, người dân cần thận trọng khi chọn nơi đầu tư vì đồng tiền tiết kiệm là mồ hôi nước mắt dành dụm cả đời.

Có nên mua vàng?

Thông tin trên báo Tuổi trẻ, vàng vừa trải qua đợt sốt giá cách đây gần một tháng, kênh đầu tư vàng nhận được sự quan tâm rất lớn của nhà đầu tư. Nhiều người cho biết lỡ mua vàng khi giá ở mức 38 triệu đồng/lượng vừa qua nhưng chưa kịp thoát thì giá xuống. Giờ nên bán ra hay giữ chờ giá lên?

Về câu hỏi này, ông Trần Thanh Hải, chuyên gia trong lĩnh vực vàng, phân tích với vùng giá 38 triệu đồng/lượng, khả năng cắt lỗ hay có lời là rất lớn trong năm 2016 bởi hai lý do: giá vàng thế giới có khả năng biến đổi theo hậu Brexit mà không ai có thể lường trước được. Kỳ vọng và khả năng tăng tỉ giá là khả thi từ đây đến cuối năm.

Còn ở thời điểm này, khi giá vàng ở mức 36,5 triệu đồng/lượng, có nên mua hay không? Theo ông Hải, khi tỉ giá Ngân hàng Nhà nước chưa điều chỉnh, nên mua tại vùng giá 35 triệu đồng/lượng.

Tuy nhiên, nếu có điều chỉnh tỉ giá, giá vàng trong ngắn hạn sẽ tăng theo công thức: tỉ giá tăng 1\% giá vàng SJC sẽ tăng 500.000 đồng/lượng, khi đó vùng giá 36,5 triệu đồng hiện nay là hợp lý.

Vậy nếu gom góp tiền dành dụm dự định mua vàng làm của phòng thân có ổn không? Tuổi Trẻ đã trao đổi thêm với chuyên gia Ngô Trí Long về vấn đề này.

Theo ông Long, thời gian qua việc giá vàng sốt trở lại kèm theo có rất nhiều dự báo gây sốc về giá vàng khiến nhiều người kỳ vọng có thể thu lợi lớn từ việc đầu tư vàng.

Tuy nhiên theo ông Long, lợi nhuận luôn tỉ lệ thuận với rủi ro, đặc biệt khi VN đang chống vàng hóa.

Ảnh minh họa.

Đầu tư ngoại tệ

Thông tin trên VnExpress, mua vào USD từ đầu năm đến nay, nhà đầu tư đang bị lỗ nếu bán ra vào thời điểm này. Đầu năm 2016, giá trị mua vào 1 đôla = 22.450 đồng, nhưng đến nay bán ra chỉ được 22.320 đồng, giảm khoảng 0,6\% so với năm trước. Ngân hàng Nhà nước với chính sách thắt chặt tiền tệ, chống đôla hoá, vàng hoá trong nền kinh tế, kênh đầu tư đôla sẽ được cho là thất thế trong năm nay.

Cuối tháng 12/2015, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định hạ lãi suất về 0\% đối với tiền gửi bằng đồng USD của cá nhân, tổ chức tại các tổ chức tín dụng. Từ đây, kênh đầu tư này trở nên kém hấp dẫn tại Việt Nam.

Đầu tư chứng khoán

Hiệu quả đầu tư vào chứng khoán còn tuỳ thuộc vào danh mục, lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư. Trải qua những phiên lao dốc dữ dội hồi đầu năm, đến nay thị trường đã lấy lại vị thế, nhiều cổ phiếu tăng nóng. 

Chủ tịch UBCK Nhà nước - Vũ Bằng nhận định năm 2016 thị trường chứng khoán sẽ gặp nhiều khó khăn do chịu tác động của thị trường kinh tế toàn cầu suy thoái, kinh tế Trung Quốc hạ cánh cứng. Tuy vậy, những phiên giao dịch gần đây cho thấy, những thay đổi về chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp đã tác động tốt tới chỉ số, khối ngoại mua ròng trở lại.

Tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro, người đầu tư phải tìm hiểu đầy đủ các thông tin về công ty mà mình sẽ đầu tư, phải đánh giá giá cổ phiếu của công ty đó đang giao dịch trên thị trường so với giá trị thực của công ty. Quan trọng nhất là phải chọn đúng thời điểm để tham gia cũng như xác định mục tiêu đầu tư rõ ràng.

“Giá cổ phiếu luôn luôn biến động theo yếu tố cung - cầu và đôi khi bị chi phối bởi các yếu tố tâm lý bầy đàn hay lòng tham. Như là có những lúc giá cổ phiếu giảm dưới giá trị thực rất nhiều bởi tâm lý sợ hãi, bầy đàn thì đây lại là cơ hội để đầu tư” - ông Huỳnh Anh Tuấn - tổng giám đốc Công ty chứng khoán SJC đưa ra lời khuyên trên báo Tuổi trẻ.

Cũng theo ông Tuấn, thị trường chứng khoán tính từ đầu năm đến nay đã tăng trên 15\% và chỉ số VN-Index đã vượt qua đỉnh 645 điểm, cao nhất trong 8 năm, tính từ năm 2008.

Có lúc thị trường đã đạt 681 điểm và hiện nay đang điều chỉnh về vùng hỗ trợ 640 điểm.

Với người muốn tham gia thị trường chứng khoán vào thời điểm này, ông Tuấn khuyên nên đầu tư vào nhóm cổ phiếu VN30 vì tính ổn định và độ minh bạch thông tin của nhóm cổ phiếu này.

Nên tránh đầu tư theo tin đồn hay đội lái vì giá cổ phiếu tăng giảm không theo quy luật của thị trường mà do ý chí của đội lái cũng như các thông tin về công ty luôn được các đội lái chi phối và cung cấp cho nhà đầu tư theo hướng có lợi cho họ.

Ảnh minh họa.

Đầu tư bất động sản

Thôn tin trên báo Thanh niên, hút tiền nhiều nhất trên thị trường lúc này là BĐS. Cả vốn nội và vốn ngoại đều đổ vào đây. Vốn ngoại, theo Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm nay, có 11 dự án đăng ký mới trong lĩnh vực kinh doanh BĐS với tổng vốn là 239,78 triệu USD, đứng thứ hai trong danh sách các lĩnh vực có vốn FDI. Bên cạnh đó, hàng loạt nguồn vốn đầu tư gián tiếp cũng đã công bố đổ vào các doanh nghiệp BĐS như Quỹ đầu tư Creed Group đến từ Nhật Bản đã công bố rót 200 triệu USD vào dự án River City của Công ty Phát Đạt; đầu tư 200 triệu USD vào hai dự án khu căn hộ Angia Skyline và Angia Riverside tại Q.7, TP.HCM và đầu tư 100 triệu USD vào Công ty 577 để phát triển dự án City Gate tại Q.8. Hay mới đây, Khu phức hợp tháp quan sát Thủ Thiêm cùng lúc nhận được vốn đầu tư 93,9 triệu USD từ Công ty TNHH Keppel Land của Singapore và 600 triệu USD từ nhà đầu tư nước ngoài là Power Ltd (Anh)…

Ở trong nước, người có nhu cầu về nhà ở và các nhà đầu tư vẫn chọn BĐS là nơi để rót vốn. Báo cáo tổng quan về thị trường BĐS của Công ty TNHH Jones Lang LaSalle Vietnam (JLL) cho biết, lượng nhà ở mở bán mới trong quý 1/2016 tại Hà Nội và TP.HCM đạt mức cao kỷ lục, với gần 20.000 căn (bao gồm căn hộ, nhà thấp tầng và đất nền).

Chuyên gia Đinh Thế Hiển đánh giá, thị trường BĐS từ đầu năm 2015 đến nay đã thành công khi thu hút dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước. Trong đó, một phần lượng tiền gửi tiết kiệm từ hệ thống ngân hàng cũng đã được chuyển sang kênh này. Đặc biệt trong quý 1 vừa qua, khi các kênh đầu tư khác hầu như không mang lại lợi nhuận thì BĐS vẫn cho mức lợi nhuận ròng. Theo ông Hiển, đối với nhiều nhà đầu tư, quan niệm BĐS vẫn là tài sản có giá trị nên mặc dù có những khó khăn nhưng họ vẫn lựa chọn. Hơn nữa, thị trường này nếu chỉ cần có sự tăng trưởng nhẹ là dòng vốn lại tham gia nhiều.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, dù chọn BĐS để ở hay đầu tư, quan trọng nhất vẫn tìm các chủ đầu tư uy tín nếu không muốn chôn vốn vô thời hạn ở hàng loạt dự án “ma” vẫn đang tồn tại trên thị trường hiện nay.

Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HOREA), cho rằng cần thận trọng khi chọn nơi đầu tư vì đồng tiền tiết kiệm là mồ hôi nước mắt dành dụm cả đời.

Những phân khúc có tiềm năng lúc này ông Châu gợi ý là đầu tư vào mua đất, xây nhà, mua nhà cũ trong hẻm ở những khu vực có tiềm năng xây dựng lại để bán là hướng đầu tư rất chắc chắn và hiệu quả.

Ngoài ra cũng có thể mua nền nhà trong các dự án đã có hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh của các chủ đầu tư để làm của để dành, để đầu tư xây dựng và bán cho người có nhu cầu cũng là một hướng kinh doanh tốt, chẳng hạn, tại TPHCM là khu vực các quận huyện: 2, 9, 12, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, Bình Tân, Tân Phú...

Gửi tiết kiệm?

Trả lời câu hỏi này, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cho rằng hiện tại, lãi suất bình quân cho tiền gửi tiết kiệm trên toàn hệ thống dao động giữa 6-7\%/năm.

Với kỳ vọng tỉ lệ lạm phát sẽ tăng 4-5\% trong năm nay, lãi suất huy động từ đầu năm đến nay đã tăng khoảng 0,5\% thì lãi suất huy động bình quân có thể sẽ tăng khoảng 0,5\% từ nay đến cuối năm.

Như vậy lãi suất thực dương có thể ở mức 1,5-2,5\%/năm sau khi trừ đi tỉ lệ lạm phát 5\%. Với lãi suất thực dương như vậy thì tiền gửi ngân hàng cũng vẫn là kênh đầu tư an toàn và có khả năng sinh lời hợp lý.

Tuy nhiên, cũng có bất lợi khi gửi tiền ngân hàng, đó là tiền gửi tại ngân hàng không có giá trị gia tăng, 1 triệu đồng gửi vào đầu năm đến hạn người gửi tiền cũng chỉ lãnh ra 1 triệu đồng không hơn không kém, trong khi lạm phát chẳng hạn 5\% sẽ làm giá trị của 1 triệu đồng tiền gửi chỉ còn giá trị thực là 950.000 đồng.

Trường hợp người có số tiền kha khá, theo ông Hiếu, nên bỏ trứng vào nhiều giỏ: gửi tiết kiệm, đầu tư bất động sản, chứng khoán...

Sự phân bổ sẽ phải tùy thuộc vào kế hoạch đầu tư: nếu chắc ăn nhất thì gửi phần lớn số tiền vào ngân hàng để lấy lãi.

Nếu chấp nhận rủi ro và kỳ vọng lợi suất cao thì bỏ phần lớn tiền vào bất động sản, chứng khoán có thể thuận lợi hơn.

Ngọc Anh (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật