Hôm 7/6, NASA tuyên bố vật chất hữu cơ đã được tìm thấy trên sao Hỏa trong các mẫu đất lấy từ đá bùn 3 tỷ năm tuổi tại miệng núi lửa Gale bởi tàu thám hiểm Curiosity.
NASA công bố phát hiện sự sống đã từng tồn tại trên sao Hỏa. Ảnh: NASA |
Ngoài ra, tàu thám hiểm cũng đã phát hiện khí mê-tan trong bầu khí quyển sao Hỏa.
Cuộc tìm kiếm sự sống bên ngoài Trái Đất tập trung vào các thành tố quan trọng của cuộc sống như chúng ta biết, bao gồm các hợp chất và phân tử hữu cơ - mặc dù chúng có thể tồn tại những vẫn không có sự sống. Chất hữu cơ có thể là một trong nhiều thứ: một bản ghi chi tiết về cuộc sống cổ xưa, nguồn thức ăn cho cuộc sống hay một thứ gì đó tồn tại ở nơi sinh vật có thể sống được.
Những công việc này được coi là "đầu mối hóa học" cho các nhà nghiên cứu về sao Hỏa.
Mê-tan được coi là phân tử hữu cơ đơn giản nhất. Nó có mặt ở những nơi khác trong Hệ Mặt Trời của chúng ta, có thể chứa đựng sự sống như Sao Thổ và Sao Mộc Enceladus, Europa và Titan. Và nếu cuộc sống tồn tại ở nơi khác, nó có thể rất khác với cách chúng ta hiểu cuộc sống trên Trái Đất.
Những phát hiện mới cũng được nêu chi tiết trong 2 nghiên cứu được công bố hôm 7/6 trên tạp chí Science. Các nhà nghiên cứu tin rằng những phát hiện này là một "bước tiến đột phá trong sinh vật học vũ trụ".
Ông Paul Mahaffy, tác giả nghiên cứu và giám đốc bộ phận thăm dò hệ thống năng lượng Mặt Trời tại Trung tâm bay không gian Goddard của NASA cho biết: “Chúng tôi đã mở rộng tìm kiếm về các hợp chất hữu cơ, cơ bản khi xác nhận hành tinh đó có tồn tại sự sống hay không”.
Dữ liệu của Curiosity đang cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn, tổng quan hơn về các điều kiện sống trên sao Hỏa và thậm chí là quá khứ hàng tỷ năm trước của hành tinh Đỏ.
PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo CNN)