Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Nam thanh niên thuê xe ô tô tự lái rồi đem bán lĩnh án

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Lười lao động, cần tiền ăn tiêu và trả nợ, Hùng đã thuê xe ôtô tự lái, sau đó làm giả giấy tờ mang bán chiếm để đoạt số tiền 600 triệu đồng.

(ĐSPL) - Lười lao động, cần tiền ăn tiêu và trả nợ, Hùng đã thuê xe ôtô tự lái, sau đó làm giả giấy tờ mang bán chiếm để đoạt số tiền 600 triệu đồng. 

Báo Công lý cho biết, ngày 10/11, TAND TP.Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Chu Văn Hùng (27 tuổi, trú tại xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức".

Bị cáo Chu Văn Hùng tại phiên tòa - Ảnh Công lý.

Cáo trạng  của Viện KSND TP Hà Nội trên báo An ninh Thủ đô thể hiện, ngày 1/10/2015, Hùng đến Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Phú Ngân (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) gặp anh Phan Văn Quý (37 tuổi, trú tại Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là Giám đốc công ty thỏa thuận và ký hợp đồng thuê xe ô tô Toyota Innova, biển kiểm soát 30A- 612.82 để tự lái trong thời gian ba ngày với giá 900.000 đồng một ngày. 

Hết hợp đồng thuê xe, anh Quý điện thoại cho Hùng để đòi xe thì Hùng đề nghị anh Quý cho gia hạn hợp đồng thuê xe tiếp. Ý đồ của Hùng là kéo dài thời gian trả xe để chờ làm giả đăng ký ô tô mang bán.

Ngày 5/10/2015, Hùng đến phòng bảo vệ của Công ty TNHH Một thành viên Nhà xuất bản lao động xã hội (nơi trước đây Hùng từng làm việc). Thấy Hùng đã từng làm việc ở đây nên nhân viên bảo vệ vui vẻ mời ngồi chơi.

Lợi dụng nhân viên bảo vệ ra ngoài, Hùng lấy trộm một đăng ký xe ô tô của khách và cầm lên tầng 3 của công ty này nhờ một nữ nhân viên chỉnh sửa thông tin của Hùng vào đăng ký xe ô tô lấy trộm.

Thấy hành vi của Hùng bất minh nên nữ nhân viên không làm giúp. Không thực hiện được hành vi, Hùng để lại giấy tờ xe đã lấy trộm và ra khỏi công ty.

Với mục đích phải bán bằng được chiếc xe này, Hùng đã thuê một người không quen biết làm giả giấy tờ chiếc xe đi thuê mang tên Hùng. Sau đó Hùng mang xe ô tô và đăng ký giả bán cho một người ở Hà Nội với số tiền 600 triệu đồng.

Khi Hùng và người mua xe mang giấy tờ xe đến văn phòng công chứng để làm thủ tục thì bị văn phòng công chứng phát hiện giấy tờ giả mạo. Từ đây, hành vi phạm tội của Hùng đã bị lật tẩy. Chiếc xe ô tô sau đó đã được thu hồi trả cho công ty.

Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Hùng đã thừa nhận hành vi phạm tội, rất ăn năn hối cải và xin HĐXX giảm nhẹ hình phạt để bị cáo sớm được trở về với gia đình, hòa nhập với cộng đồng và có cơ hội làm lại cuộc đời.

Sau khi nghị án, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Hùng 10 năm tù về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" (quy định tại Điều 139 BLHS) và 1 năm tù về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (quy định tại Điều 267 BLHS). Hình phạt chung cho cả hai tội danh mà bị cáo Hùng phải thi hành là 11 năm tù giam.

Ngoài hình phạt tù, HĐXX còn buộc bị cáo bồi thường số tiền chiếm đoạt cho người mua xe.

Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009)
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 267. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức (Bộ luật Hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009)
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội nhiều lần;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bốn năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được dịch tử nguồn trên mạng Internet, nên chỉ có tính tham khảo.

Chí Tín (tổng hợp)

Xem thêm video:

[mecloud] GEJaWKQmcY[/mecloud]

Tin nổi bật